Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2008

Đồng bào dân tộc Khmer ở Trà Vinh đã được chăm lo tốt

Trà Vinh là một tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh có hơn 30% là đồng bào Khmer. Đồng bào Khmer ở đây, chủ yếu là trồng lúa và một số ngành nghề khác như: chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ...

Dàn nhạc dân tộc phục vụ đám cưới
đồng bào DTTS Khmer tại thị trấn Hà Tiên (Kiên Giang)

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước cùng địa phương đã có nhiều chủ trương, chính sách đối với đồng bào dân tộc Khmer. Đặc biệt gần đây Chính phủ có thêm nhiều chương trình, dự án đầu tư trong vùng đồng bào dân tộc Khmer như: Chương trình 135; chính sách hỗ trợ hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; chính sách trợ giá, trợ cước... Các chương trình, chính sách trên tạo nên bước đột phá mới đã và đang phát huy hiệu quả, tạo nên những chuyển biến trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nói chung, vùng đồng bào dân tộc Khmer nói riêng. Chương trình 135, qua hơn 7 năm thực hiện ở 38 xã đặc biệt khó khăn trong tỉnh, đã xây dựng được 498 công trình cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt, trạm xá, trường học, chợ... với tổng số vốn đầu tư hơn 172 tỉ đồng. Ngoài ra đối với 8 trung tâm cụm xã, tỉnh cũng đã xây dựng được 87 hạng mục công trình cơ cở hạ tầng, với tổng số vốn đầu tư hơn 33 tỉ đồng. Để hỗ trợ cho đồng bào Khmer nghèo không đất sản xuất, tỉnh đã đầu tư hơn 872 triệu đồng cho 338 hộ đồng bào Khmer chuộc lại 112ha đất để sản xuất. Đồng thời, tỉnh còn vận động được 1.000 hộ có nhiều đất cho 1.400 hộ ít đất hoặc không đất mượn hơn 660 ha để sản xuất 1 vụ màu hoặc 1 vụ lúa/năm. Riêng thực hiện chính sách hỗ trợ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, đến nay tỉnh cũng đã hỗ trợ cho 29.958 hộ Khmer nghèo với 2,8 triệu kg lúa giống, 142.300 cây ăn trái, 39.100 kg giống màu, 2,9 triệu con giống, với số tiền hơn 7,5 tỉ đồng, để giúp đồng bào giải quyết một phần khó khăn trong cuộc sống và thực hiện hỗ trợ chăn nuôi bò cho 5.500 hộ nghèo. Bên cạnh đó, để giúp đồng bào Khmer có vốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng sản xuất, mở rộng các ngành nghề ở nông thôn... các ngân hàng thương mại tỉnh đã cho các hộ Khmer vay hàng trăm tỉ đồng vốn ưu đãi phát triển kinh tế gia đình. Khi có nguồn vốn và được chuyển giao khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, cùng với việc chí thú làm ăn, nhiều hộ nông dân Khmer đã trở nên khấm khá và không ít hộ đã và đang phấn đấu trở thành chủ kinh tế trang trại. Hộ anh Sơn Thủy ở Khóm 1, phường 7, thị xã Trà Vinh, áp dụng mô hình V.A.C khép kín, mỗi năm thu nhập hơn 40 triệu đồng và hiện nay gia đình anh đã mua thêm được 29 công vườn.

Không riêng gì anh Sơn Thủy, mà nhiều hộ nông dân người dân tộc Khmer khác ở Trà Vinh đã có cuộc sống khấm khá và trở thành những nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của tỉnh, góp phần giảm tỉ lệ số hộ nghèo toàn tỉnh từ 43% (năm 1992) xuống còn 13,4% (năm 2005) và có 8/38 xã đặc biệt khó khăn đã hoàn thành cơ bản mục tiêu chương trình.

Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chăm lo cho đồng bào Khmer nghèo, Trà Vinh đã thực hiện đề án xây dựng 20.660 căn nhà ở cho hộ dân tộc Khmer với tổng số vốn đầu tư hơn 186,3 tỉ đồng. Đến nay, sau hơn 3 năm thực hiện đã xây dựng được 12.851 căn, mỗi căn trị giá hơn 5,5 triệu đồng. Thực hiện Quyết định 134 của Chính phủ về hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số, đến nay tỉnh đã xây dựng hoàn thành 5.636 căn nhà bàn giao cho các đối tượng, xây dựng hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt với hơn 14,5 tỉ đồng, trong đó nhân dân đóng góp hơn 584 triệu đồng đã triển khai xây dựng hoàn thành được 4.554 lu chứa nước, xây dựng được 22/80 trạm cấp nước, lắp đặt 2.000 đồng hồ nước cho 2.000 hộ dân...

Nguyễn Tân

1 nhận xét:

thamlang nói...

De tai rat hay nhung ten trang wed dai qua.