Sau khi Chân Lạp đánh bại Phù Nam, trong một số sách Trung Quốc đã xuất hiện tên gọi "Thủy Chân Lạp'' để chỉ phần lãnh thổ phù Nam trên vùng đất Nam Bộ và phân biệt với vùng đất “Lục Chân Lạp”, tức là vùng đất gốc của Chân Lạp.-->
Sau khi Chân Lạp đánh bại Phù Nam, trong một số sách Trung Quốc đã xuất hiện tên gọi "Thủy Chân Lạp'' để chỉ phần lãnh thổ phù Nam trên vùng đất Nam Bộ và phân biệt với vùng đất “Lục Chân Lạp”, tức là vùng đất gốc của Chân Lạp. Từ đây vùng đất Nam Bộ được sáp nhập vào lãnh thổ Chân Lạp. Nhưng trên thực tế, việc cai quản vùng lãnh thổ mới này đối với Chân Lạp gặp nhiều khó khăn. Trước hết, với truyền thống quen khai thác các vùng đất cao, dân số còn ít ỏi, người Khmer khi đó khó có khả năng tổ chức khai thác trên quy mô lớn một vùng đồng bằng mới bồi lấp, còn ngập nước và sình lầy. Hơn nữa, việc khai khẩn đất đai trên lãnh thổ của Lục Chân Lạp đòi hỏi rất nhiều thời gian và sức lực. Việc cai trị xứ Thủy Chân Lạp vì vậy vẫn phải giao cho những người thuộc dòng dõi Vua Phù Nam. Theo những tài liệu bi kí còn lại có thể thấy rằng, vào thế kỷ thứ VIII tại vùng trung tâm của Phù Nam trước đây vẫn còn tồn tại một tiểu quốc tên là Aninđitapura, do một người dòng dõi Vua Phù Nam tên là Baladitya trị vì. Khi Phù Nam tan rã là lúc nhiều vương quốc nhỏ vốn là thuộc quốc hoặc chư hầu cũ nổi lên thành những nước mạnh. Trong số đó có Srivijaya của người Iava. Vào nửa sau thế kỷ VIII, quân đội nước này đã liên tục tiến công vào các quốc gia trên bán đảo Đông Dương. Kết cục là Thủy Chân Lạp bị quân Iava chiếm. Cả vương quốc Chân Lạp gần như bị lệ thuộc vào Srivijaya. Cục diện này mãi đến năm 802 mới kết thúc. Trong vòng gần một thế kỷ, vùng đất Nam Bộ lại nằm dưới quyền kiểm soát của người Iava. Một trở ngại trong việc cai quản và phát triển vùng Thủy Chân Lạp là tình trạng chiến tranh diễn ra thường xuyên giữa Chân Lạp với Chăm pa. Trong khi đó, chính quyền Chân Lạp chỉ dồn sức phát triển các vùng trung tâm truyền thống của mình ở khu vực Biển Hồ, trung lưu sông Mê Kông và hướng nỗ lực mở rộng ảnh hưởng sang phía Tây, vùng lưu vực sông Chao Phaya. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ IX đến cuối thế kỷ XI, Chân Lạp trở thành một quốc gia cường thịnh, tạo dựng nên nền văn minh Angkor rực rỡ, đồng thời mở rộng .lãnh thổ lên tận Nam Lào và trùm lên cả lưu vực sông Chao Phaya. Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu gần đây nhất có thể thấy những di tích khảo cổ học mang dấu ấn Chân Lạp trên đất Nam Bộ trước thế kỷ XVI không nhiều và ảnh hưởng văn minh Angkor ở vùng này cũng đậm nét. Cho đến thế kỷ XIII, cư dân ở vùng đất Nam Bộ còn thưa thớt Chu Đạt Quan, một người Trung Quốc có dịp đến Chân Lạp vào năm 1296 - 1297, đã mô tả vùng đất như sau: “Từ chỗ vào Chân Bồ trở đi, hầu hết là rừng thấp cây rậm.Sông dài cảng rộng, kéo dài mấy trăm dặm cổ thụ rậm rạp, mây leo um tùm, tiếng chim muông chen lẫn nhau ở trong đó. Đến nửa cảng mới thấy ruộng đồng rộng rãi, tuyệt không có một tấc cây. Nhìn xa chỉ thấy cây lúa rờn rờn mà thôi. Trâu rừng họp nhau thành từng đàn trăm ngàn con, tụ tập ở đấy. Lại có giồng đất đầy tre dài dằng dặc mấy trăm dặm. Loại tre đó, đốt có gai, măng rất đắng”. Bắt đầu từ cuối thế kỷ XIV, Chân Lạp phải đối phó sự bành trướng của các vương triều Xiêm từ phía Tây, đặc biệt là từ sau khi Vương triều Ayuthaya hình thành vào giữa thế kỷ XIV. Trong suốt 78 năm (từ 1353 đến 1431), Ayuthaya và Chân Lạp liên tiếp có chiến tranh trong đó chủ yếu là những cuộc tiến công Chân Lạp từ phía người Thái. Trong thời kỳ đó, có lúc kinh thành Angkor đã bị quân đội Ayuthaya chiếm đóng. Sang thế kỷ XVI, và nhất là từ thế kỷ XVII, do sự can thiệp của Xiêm, triều đình Chân Lạp bì chia rẽ sâu sắc.Vương quốc này dần bước vào thời kỳ suy vong. Trong bối cảnh như vậy, Chân Lạp hầu như không có khả năng kiểm soát đối với vùng đất còn ngập nước ở phía Nam, vốn là địa phận của Vương quốc Phù Nam. Trên thực tế khả năng kiểm soát và quản lý vùng đất này của vương triều Chân Lạp giảm sút dần.
(Theo sách lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam- NXB Thế Giới)
Sau khi Chân Lạp đánh bại Phù Nam, trong một số sách Trung Quốc đã xuất hiện tên gọi "Thủy Chân Lạp'' để chỉ phần lãnh thổ phù Nam trên vùng đất Nam Bộ và phân biệt với vùng đất “Lục Chân Lạp”, tức là vùng đất gốc của Chân Lạp. Từ đây vùng đất Nam Bộ được sáp nhập vào lãnh thổ Chân Lạp. Nhưng trên thực tế, việc cai quản vùng lãnh thổ mới này đối với Chân Lạp gặp nhiều khó khăn. Trước hết, với truyền thống quen khai thác các vùng đất cao, dân số còn ít ỏi, người Khmer khi đó khó có khả năng tổ chức khai thác trên quy mô lớn một vùng đồng bằng mới bồi lấp, còn ngập nước và sình lầy. Hơn nữa, việc khai khẩn đất đai trên lãnh thổ của Lục Chân Lạp đòi hỏi rất nhiều thời gian và sức lực. Việc cai trị xứ Thủy Chân Lạp vì vậy vẫn phải giao cho những người thuộc dòng dõi Vua Phù Nam. Theo những tài liệu bi kí còn lại có thể thấy rằng, vào thế kỷ thứ VIII tại vùng trung tâm của Phù Nam trước đây vẫn còn tồn tại một tiểu quốc tên là Aninđitapura, do một người dòng dõi Vua Phù Nam tên là Baladitya trị vì. Khi Phù Nam tan rã là lúc nhiều vương quốc nhỏ vốn là thuộc quốc hoặc chư hầu cũ nổi lên thành những nước mạnh. Trong số đó có Srivijaya của người Iava. Vào nửa sau thế kỷ VIII, quân đội nước này đã liên tục tiến công vào các quốc gia trên bán đảo Đông Dương. Kết cục là Thủy Chân Lạp bị quân Iava chiếm. Cả vương quốc Chân Lạp gần như bị lệ thuộc vào Srivijaya. Cục diện này mãi đến năm 802 mới kết thúc. Trong vòng gần một thế kỷ, vùng đất Nam Bộ lại nằm dưới quyền kiểm soát của người Iava. Một trở ngại trong việc cai quản và phát triển vùng Thủy Chân Lạp là tình trạng chiến tranh diễn ra thường xuyên giữa Chân Lạp với Chăm pa. Trong khi đó, chính quyền Chân Lạp chỉ dồn sức phát triển các vùng trung tâm truyền thống của mình ở khu vực Biển Hồ, trung lưu sông Mê Kông và hướng nỗ lực mở rộng ảnh hưởng sang phía Tây, vùng lưu vực sông Chao Phaya. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ IX đến cuối thế kỷ XI, Chân Lạp trở thành một quốc gia cường thịnh, tạo dựng nên nền văn minh Angkor rực rỡ, đồng thời mở rộng .lãnh thổ lên tận Nam Lào và trùm lên cả lưu vực sông Chao Phaya. Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu gần đây nhất có thể thấy những di tích khảo cổ học mang dấu ấn Chân Lạp trên đất Nam Bộ trước thế kỷ XVI không nhiều và ảnh hưởng văn minh Angkor ở vùng này cũng đậm nét. Cho đến thế kỷ XIII, cư dân ở vùng đất Nam Bộ còn thưa thớt Chu Đạt Quan, một người Trung Quốc có dịp đến Chân Lạp vào năm 1296 - 1297, đã mô tả vùng đất như sau: “Từ chỗ vào Chân Bồ trở đi, hầu hết là rừng thấp cây rậm.Sông dài cảng rộng, kéo dài mấy trăm dặm cổ thụ rậm rạp, mây leo um tùm, tiếng chim muông chen lẫn nhau ở trong đó. Đến nửa cảng mới thấy ruộng đồng rộng rãi, tuyệt không có một tấc cây. Nhìn xa chỉ thấy cây lúa rờn rờn mà thôi. Trâu rừng họp nhau thành từng đàn trăm ngàn con, tụ tập ở đấy. Lại có giồng đất đầy tre dài dằng dặc mấy trăm dặm. Loại tre đó, đốt có gai, măng rất đắng”. Bắt đầu từ cuối thế kỷ XIV, Chân Lạp phải đối phó sự bành trướng của các vương triều Xiêm từ phía Tây, đặc biệt là từ sau khi Vương triều Ayuthaya hình thành vào giữa thế kỷ XIV. Trong suốt 78 năm (từ 1353 đến 1431), Ayuthaya và Chân Lạp liên tiếp có chiến tranh trong đó chủ yếu là những cuộc tiến công Chân Lạp từ phía người Thái. Trong thời kỳ đó, có lúc kinh thành Angkor đã bị quân đội Ayuthaya chiếm đóng. Sang thế kỷ XVI, và nhất là từ thế kỷ XVII, do sự can thiệp của Xiêm, triều đình Chân Lạp bì chia rẽ sâu sắc.Vương quốc này dần bước vào thời kỳ suy vong. Trong bối cảnh như vậy, Chân Lạp hầu như không có khả năng kiểm soát đối với vùng đất còn ngập nước ở phía Nam, vốn là địa phận của Vương quốc Phù Nam. Trên thực tế khả năng kiểm soát và quản lý vùng đất này của vương triều Chân Lạp giảm sút dần.
(Theo sách lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam- NXB Thế Giới)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét