Một năm người Khmer có tới 8 lần ăn Tết và tất cả các Tết của người Khmer đều diễn tại chùa. Với đồng bào dân tộc Khmer, chùa là nét đặc trưng vừa đại diện cho tôn giáo vừa đại diện cho dân tộc, là trung tâm để phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của người Khmer…
Đến đồng bằng sông Cửu Long, thấp thoáng trong những bóng dừa, vườn cây hoa trái xanh mướt là những nóc chùa tháp Khmer rực rỡ. Nhà của người Khmer có thể đơn sơ nhưng ngôi chùa thì phải rực rỡ. Đây cũng chính là đặc điểm nổi bật của một ngôi chùa Khmer. Rực rỡ nhưng phải trang nghiêm. Thượng toạ Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu-khôsa-răngsây tại thành phố Cần Thơ cho biết: “Chùa Khmer là nơi để sinh hoạt, gìn giữ các phong tục tập quán gắn với sinh hoạt của lễ nghi phật giáo. Tuỳ theo sự giàu nghèo của từng phum-sóc người Khmer mà ngôi chùa có thể to hay nhỏ. Vì thế, nếu nơi nào ngôi chùa được khang trang, trùng tu hưng thịnh thì nói lên rằng đời sống của đồng bào dân tộc Khmer ở đó có cuộc sống khấm khá, tịnh tài tịnh vật…”.
Theo ông Nguyễn Thành Tâm, phó ban Tôn giáo – Dân tộc Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Cần Thơ: Hội phật giáo Nam Tông Khmer ở Cần Thơ có 12 ngôi chùa, số lượng đồng bào Khmer không đông nhưng hoạt động thì rất sôi nổi bởi tất cả các sinh hoạt văn hoá của người Khmer đều diễn ra ở chùa do đó ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của đồng bào Khmer Nam Bộ. Mặt khác vai trò của các vị sư cả, các vị A cha, trụ trì chùa cũng rất là quan trọng trong việc lãnh đạo, hướng dẫn, giúp đỡ bà con không chỉ ở cuộc sống tâm linh mà còn đảm bảo được đời sống vật chất cho bà con.
Đến đồng bằng sông Cửu Long, thấp thoáng trong những bóng dừa, vườn cây hoa trái xanh mướt là những nóc chùa tháp Khmer rực rỡ. Nhà của người Khmer có thể đơn sơ nhưng ngôi chùa thì phải rực rỡ. Đây cũng chính là đặc điểm nổi bật của một ngôi chùa Khmer. Rực rỡ nhưng phải trang nghiêm. Thượng toạ Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu-khôsa-răngsây tại thành phố Cần Thơ cho biết: “Chùa Khmer là nơi để sinh hoạt, gìn giữ các phong tục tập quán gắn với sinh hoạt của lễ nghi phật giáo. Tuỳ theo sự giàu nghèo của từng phum-sóc người Khmer mà ngôi chùa có thể to hay nhỏ. Vì thế, nếu nơi nào ngôi chùa được khang trang, trùng tu hưng thịnh thì nói lên rằng đời sống của đồng bào dân tộc Khmer ở đó có cuộc sống khấm khá, tịnh tài tịnh vật…”.
Theo ông Nguyễn Thành Tâm, phó ban Tôn giáo – Dân tộc Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Cần Thơ: Hội phật giáo Nam Tông Khmer ở Cần Thơ có 12 ngôi chùa, số lượng đồng bào Khmer không đông nhưng hoạt động thì rất sôi nổi bởi tất cả các sinh hoạt văn hoá của người Khmer đều diễn ra ở chùa do đó ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của đồng bào Khmer Nam Bộ. Mặt khác vai trò của các vị sư cả, các vị A cha, trụ trì chùa cũng rất là quan trọng trong việc lãnh đạo, hướng dẫn, giúp đỡ bà con không chỉ ở cuộc sống tâm linh mà còn đảm bảo được đời sống vật chất cho bà con.
Chùa Pitu-khôsa-răngsây
Một năm người Khmer có tới 8 lần ăn tết và tất cả các Tết của người Khmer đều diễn tại chùa. Tết Chol-chơ-nam thơ-may là Tết chính, còn gọi là Tết vào năm mới theo lịch Khmer (khoảng trung tuần tháng 4 dương lịch) diễn ra trong 3 ngày. Ngày thứ nhất lễ phật tại chùa, rồi rước cuốn lịch lớn từ chùa vào xóm. Buổi chiều làm lễ đắp núi cát. Đây là buổi lễ được nhiều người tham gia nhất, họ quan niệm, mỗi hạt cát giải thoát một kẻ tội lỗi của trần gian. Đến giao thừa, làm lễ tiễn năm cũ, đón tiên năm mới xuống trần, dân phum-sóc tụ tập trong chùa nghe kể về cuộc đời của đức phật. Ngày thứ hai, người dân Khmer đem nước hoa đến tắm phật tại điện chính, tưới nước lên các nhà sư… Ngày thứ 3, nhà chùa làm lễ cầu siêu cho những người đã chết, cầu bình an cho người sống.
Đua ghe ngo trong lễ hội Oóc om bóc
Lễ Đôn-ta cúng ông bà vào dịp cuối tháng tám âm lịch. Các gia đình mời sư về nhà tụng kinh rồi mọi người cùng lên chùa… Lễ hội cúng trăng Oóc om bóc được tổ chức bắt đầu bằng một buổi lễ đâm cốm dẹp mừng mùa vụ trong năm kết thúc, báo hiệu những ngày khô ráo đẹp trời đã đến. Sau đó là múa hát vui chơi và bao giờ cũng kết thúc bằng một cuộc đua ghe ngo rất hào hứng vào đúng giờ ngọ khi nước lên trên một khúc sông thẳng, đẹp, dài chừng 1km. Theo ông Lê Phú Khải, một nhà báo chuyên viết về đồng bằng sông Cửu Long: “Điều thú vị là chiếc ghe và dụng cụ của môn thể thao dân tộc độc đáo này đều do các chùa Khmer thiết kế. Chiếc ghe được sơn phết, trạm trổ rực rỡ như một con rồng, có sức chở 52 chàng trai khoẻ mạnh trên thân nó để đua tài, lướt sóng trên sông”.
Tượng Phật trên chánh điện
Người Khmer theo đạo phật, họ tin ở kiếp sau. Thanh niên Khmer lớn lên hầu hết đều có thời gian phải đi tu tại chùa để báo hiếu. Họ vào chùa để học đạo, học chữ (chữ Khmer và chữ phổ thông). Người Khmer quan niệm có tu mới nên người.
Màu áo của các sư sãi thuộc phái Nam Tông Khmer là màu vàng, màu cờ phật, màu lúa gạo. Trên áo có đường chỉ viền cắt ngang, tượng trưng cho bờ ruộng. Sư sãi Khmer gắn bó với gia đình và xã hội, họ tham gia mọi hoạt động của xã hội, địa phương, vì thế mà ngôi chùa đã trở thành trung tâm tôn giáo, tư tưởng, văn hoá, xã hội của các phum-sóc Khmer.
Kiến trúc độc đáo của những ngôi chùa Khmer
Kiến trúc của các chùa Phật giáo Nam Tông Khmer đều tuân thủ một quy cách bố cục đồng nhất. Chính điện bao giờ cũng ở trung tâm khuôn viên chùa. Các ngôi chùa muốn xây dựng thì trước tiên phải xây dựng Chính điện, sau đó là Đông lan, Tây lan.
Nóc nhà mái cong, trên tháp hình tam giác đứng nhô lên một tháp cao. Các cột đỡ mái chạy xung quanh đều có đắp hình đại bàng thân người giơ hai tay lên đỡ mái… mỗi đầu mái có đắp hình như con rắn vươn đầu lên trời…
Ngôi chùa mái vút cao, như vươn lên khỏi cuộc đời còn bao vất vả, đó là tất cả niềm hy vọng, niềm vui của đồng bào Khmer đang sinh sống ở đồng bằng sông Cửu Long.
Những ngày này, người Việt đang đón Tết Nguyên đán cổ truyền và tại các chùa chiền Khmer cũng được trang trí trang hoàng để cùng đón Tết với người Việt, người Hoa trong cộng đồng các dân tộc anh em Việt Nam./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét