Thứ Năm, 23 tháng 9, 2010

Trung tướng Sơn Cang, Phó tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh nhân dân 2: tặng tập cho học sinh nghèo hiếu học tại Trường Tiểu học Ngọc Biên A và Ngũ Lạc


Nhằm chuẩn bị tốt cho năm học mới 2010 - 2011, ngày 12/9/2010, Trung tướng Sơn Cang, Phó tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh nhân dân 2 và đại diện đơn vị tài trợ đến thăm tặng 20.000 quyển tập cho học sinh nghèo hiếu học tại Trường Tiểu học Ngọc Biên A và Ngũ Lạc C.
Trung tướng Sơn Cang, đến thăm tặng 20.000 quyển tập cho học sinh nghèo hiếu học
Tại đây, Trung tướng Sơn Cang rất vui mừng trước những đổi thay về thành tựu kinh tế - văn hóa - xã hội và an ninh quốc phòng của tỉnh Trà Vinh, đặc biệt là đời sống trong vùng đồng bào dân tộc có bước chuyển biến tích cực trong năm 2010. Đồng thời, biểu dương tinh thần thi đua học tập của các học sinh nghèo trong vùng đồng bào dân tộc và động viên các em cố gắng thi đua vượt khó học giỏi, phấn đấu không bỏ học giữa chừng, phấn đấu trở thành người chủ tương lai phục vụ công cuộc xây dựng đổi mới đất nước.

Thay mặt nhà trường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngọc Biên A và Ngũ Lạc C cảm động trước tấm lòng của Trung tướng Sơn Cang và các thành viên trong đoàn đã không ngại mưa gió như hôm nay đến thăm và tặng nhiều phần quà ý nghĩa, sự quan tâm của các đơn vị doanh nghiệp, các tổ chức từ thiện xã hội giúp đỡ cho học sinh hòan cảnh nghèo vươn lên trong học tập.

Dịp này, Trung tướng Sơn Cang, Phó tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh nhân dân 2 tặng 20.000 quyển tập học sinh với tổng số tiền hơn 40 triệu đồng được vận động các đơn vị doanh nghiệp, các tổ chức từ thiện xã hội trong và ngoài tỉnh hỗ trợ tạo điều kiện cho các em học sinh có hòan cảnh khó khăn an tâm đến trường trong năm học 2010-2011./.
Tin, ảnh: ĐỨC THÀNH - cổng thông tin điện tử Trà Vinh

Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2010

NGƯỜI KHMER

Tên tự gọi: Người Khmer.
Tên gọi khác: Cur, Cul, Cu Thổ, Việt gốc Miên, Khơ Me K’rôm.

Dân số: 895.299 người, là dân tộc có số dân đông nhất trong các dân tộc nói ngôn ngữ Môn - Khơ Me ở Việt Nam.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me.
Lịch sử: Trước thế kỉ XII người Khmer và văn hoá của họ giữ vai trò chủ thể ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Tạo dáng đồ gốm.
Hoạt động sản xuất: Người Khmer là cư dân nông nghiệp dùng cày và trồng lúa nước. Trong bộ công cụ nông nghiệp khá hoàn thiện và hiệu quả của họ, có những dụng cụ độc đáo thích ứng với điều kiện địa lí sinh thái Nam bộ như cái phảng thay cho cày chuyên dùng ở vùng đất phèn, mặn để phát cỏ, cù nèo (Pok) dùng để vơ cỏ. Cây nọc cấy (Sơ chal) dấu vết của chiếc gậy chọc lỗ xa xưa, tạo ra lỗ để cắm cây lúa ở những chân ruộng nước nhưng đất cứng, và cái vòn gặt (Kần điêu) dùng để cắt lúa.
Người Khmer có nghề đánh cá, dệt, chiếu, đan lát, dệt vải, làm đường thốt nốt và làm gốm. Kĩ thuật gốm đơn giản, công cụ chính là hòn kê (K’leng), bàn dập (Chơ), chưa dùng bàn xoay, không có lò nung cố định, gốm mộc, không màu,với độ nung thấp. Sản phẩm gốm chủ yếu là đồ gia cụ, tiêu biểu nhất là bếp (Cà ràng) và nồi (Cà om) rất được người Việt, người Hoa ở đồng bằng sông Cửu Long ưa dùng.
Ăn: Người Khmer trồng hơn 150 giống lúa tẻ và nếp khác nhau, họ thường ăn cơm tẻ và cơm nếp. Thức ăn hằng ngày có tôm, cá nhỏ, ếch, nhái, rau, củ. Họ chế biến rất nhiều loại mắm: mắm ơn Pứ làm bằng tôm tép, mắm Pơ inh làm bằng cá sặc, nhưng nổi tiếng nhất là mắm B’hóc làm bằng cá lóc, các sọc, cá trê, tôm tép, mắm pơ inh làm bằng cá sặc, nhưng nổi tiếng nhất là mắm B’hóc làm bằng cá lóc, cá sọc, cá trê, tôm tép trộn với thính và muối. Gia vị ưa thích nhất là vị chua (từ quả me hay mè) và cay (hạt tiêu, tỏi, sả, ca ri...).
Cày hai trâu là một đặc trưng kỹ thuật nông nghiệp của người dân Khmer.
Mặc: Nam nữ trước đây đều mặc xà rông bằng lụa tơ tằm do họ tự dệt. Lớp thanh niên ngày nay thích mặc quần âu với áo sơmi. Những người đứng tuổi, người già thường mặc quần áo bà ba màu đen, nam giới khá giả đôi khi mặc quần áo bà ba màu trắng với chiếc khăn rằn luôn quấn trên đầu, hoặc vắt qua vai. Chỉ đặc biệt trong cưới xin, nam nữ mới mặc quần áo cổ truyền. Chú rể mặc áo xà rông, áo màu đỏ, cổ đứng với hàng khuy trước ngực, bên vai trái quàng chiếc khăn dài trắng (Kăl xinh) và con dao cưới (Kầm pách) ngụ ý để bảo vệ cô dâu. Còn cô dâu mặc Xăm pốt (váy)màu tím hay màu hồng, áo dài màu đỏ, quàng khăn và đội mũ cưới truyền thống. áo dài Khơ Me (Wện) gần gũi với chiếc áo dài của phụ nữ Chăm: áo bịt tà, thân áo rộng và dài dưới gối, cổ áo thấp và xẻ trước ngực vừa đủ để chui đầu vào, tay áo chật, hai bên sườn thường ghép thêm bốn miếng vải (thường hoặc màu) kéo dài từ nách đến gấu áo.
: Họ sống ở đồng bằng sông Cửu Long, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Tây Nam bộ và tụ cư trên 3 vùng môi sinh lớn: vùng đồng bằng nội địa, vùng phèn mặn ven biển, vùng đồi núi Tây nam giáp biên giới Cam Pu Chia. Người Khmer trước đây ở nhà sàn, nay sống trong các ngôi nhà đất.
Phương tiện vận chuyển:Thường sử dụng xe bò (cộ), xe lôi bánh gỗ, hoặc bánh hơi, đi lại trên đường hay những chân ruộng khô, vận chuyển nông sản trong mùa thu hoạch.
Sống trong môi trường chằng chịt kênh, rạch, ghe, thuyền của người Khmer có rất nhiều loại: xuồng ba lá, ghe tam bản, thuyền " tắc rán" hoặc thuyền "đuôi tôm" chạy máy. Ðặc biệt nhất là chiếc ghe Ngo (Tuộc mua) dài 30m, làm bằng gỗ sao, có từ 30-40 tay chèo, mũi và hai bên thành thuyền có vẽ hình ó biển, voi, sư tử, sóng nước. Ghe Ngo chỉ sử dụng trong dịp lễ chào mặt trăng OK-ang Bok (tháng 10 âm lịch), còn ngày thường họ gửi trong chùa, được cư dân trong các "Phum", "Sóc" coi như vật thiêng.
Quan hệ xã hội:Gia đình nhỏ một vợ một chồng, ở riêng và là đơn vị kinh tế độc lập, có nơi 3-4 thế hệ sống chung trong một nhà. Xã hội Khmer vẫn còn tồn tại nhiều tàn dư mẫu hệ.
Người Khmer có rất nhiều họ khác nhau. Những họ do triều Nguyễn trước đây đặt ra như: Danh, Kiên, Kim, Sơn, Thạch. Những họ tiếp thu từ người Việt và người Hoa như: Trần, Nguyễn, Dương, Trương, Mã, Lý... Lại có những họ thuần tuý Khmer như U, Khan, Khum. Tình trạng ngoại tình, đa thê, li hôn hoặc loạn luân giữa những người có huyết thống trực hệ, ít xẩy ra hoặc tuyệt đối nghiêm cấm.
Chùa và sinh hoạt Phật giáo giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và xã hội.
Hôn nhân: Hôn nhân thường do cha mẹ xếp đặt, có sự thoả thuận của con cái. Cưới xin trải qua 3 bước: làm mối, dạm hỏi và lễ cưới, được tổ chức ở bên nhà gái. Sau đó, người con trai phải ở bên nhà vợ một thời gian. Trải qua ít năm hoặc khi có con, họ ra ở riêng, nhưng vẫn cư trú bên ngoại.
Ma chay:Tục hoả thiêu đã có từ lâu. Sau khi thiêu, tro được giữ trong tháp "Pì chét đẩy", xây cạnh ngôi chính điện trong chùa.
Lễ tết:Có 2 lễ lớn trong năm.
Tết Chuôn chnam Thmây tổ chức từ ngày 1 đến ngày 3 đầu tháng Chét (theo Phật lịch) vào khoảng tháng 4 dương lịch.
Lễ chào mặt trăng (ok ang bok) tổ chức vào rằm tháng 10 âm lịch, trong lễ này có đua thuyền Ngo giữa các phum - sóc.
Thờ cúng:Thờ Phật, tổ tiên và thực hành các nghi lễ nông nghiệp như cúng thần ruộng (neak tà xiê), gọi hồn lúa (ok ang leok), thần mặt trăng (ok ang bok).
Học: Con trai khi lớn đều được cha mẹ gửi vào chùa làm sư từ 3 đến 5 năm. Họ được học kinh Phật, học chữ Khmer ở các trường chùa. Chỉ sau nghĩa vụ tu hành, họ mới được phép hoàn tục và mới có quyền được lập gia đình.
Văn nghệ: Người Khmer có cả một kho tàng phong phú về truyện cổ như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, có một nền sân khấu truyền thống như Dù kê, Dì kê, một nền âm nhạc vừa có nguồn gốc ấn Ðộ, vừa có nguồn gốc Ðông Nam á. Nghệ thuật và kiến trúc chùa tháp được coi là di sản đặc sắc nhất của văn hoá Khmer. Trong các ngôi chùa Khmer của Phật giáo tiểu thừa (Thérévada), ngoài tượng Ðức Phật Thích Ca được tôn thờ duy nhất, chiếm vị trí trung tâm khu chính điện, vẫn tồn tại một hệ thống phong phú linh thần, linh thú - những dấu vết tàn dư còn lại của Bà la môn giáo và tín ngưỡng dân gian.


THEO TRANG TIN ĐIỆN TỬ ỦY BAN DÂN TỘC

Thứ Hai, 5 tháng 7, 2010


5 tháng đầu năm 2010, Phòng Trưng bày văn hóa Khmer (Sóc Trăng) đón gần 3.000 lượt khách tham quan
Nguồn: Website Sóc Trăng
Cập nhật: 02/06/2010, 14:58:59

Từ đầu năm đến nay, Phòng Trưng bày văn hoá Khmer thuộc Bảo tàng tỉnh Sóc Trăng tiếp đón gần 3.000 lượt khách tham quan, du lịch đến từ các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ, Long An, Bình Thuận, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh… trong đó, có hơn 500 khách nước ngoài.
Đến với Nhà trưng bày văn hoá Khmer, khách tham quan tìm hiểu những nét văn hoá độc đáo của đồng bào Khmer Nam bộ về nhóm tượng người và muôn thú làm bằng gốc cây, bình linh cách đây hơn 200 năm; những ngôi nhà sàn, nhà ở, cùng các nông cụ như cày, bừa, trục phá đất, tất cả đều được làm bằng tre, gỗ. Các du khách còn tìm hiểu thêm loại hình nghệ thuật sân khấu Robăm và Dù kê, hình thức sân khấu này lấy múa làm ngôn ngữ chính. Các mô hình ghe Ngo, lễ cúng trăng, nghệ thuật kiến trúc, trang phục của người Khmer Nam bộ trong đời thường, lễ hội, lễ cưới… và dàn nhạc ngũ âm với 05 chất liệu khác nhau là đồng, gỗ, sắt, da và hơi.
Phòng trưng bày văn hoá Khmer tỉnh Sóc Trăng đã giới thiệu các đoàn khách tham quan, du lịch trong và ngoài nước tìm hiểu và nghiên cứu những nét văn hoá truyền thống của đồng bào Khmer Nam bộ. Đặc biệt là nét văn hoá đặc trưng của dân tộc Khmer Sóc Trăng, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
23/06/2010
Điểm báo ngày 19 đến 21 tháng 6 năm 2010
Báo Phụ nữ Việt Nam, số 74, ngày 21/6/2010
* Uỷ ban Dân tộc chúc mừng các báo, tạp chí tham gia CT 975
Nhân kỷ niệm 85 năm Ngày báo chí Cách mạng VN, ngày 18/6, UBDT đã tổ chức gặp mặt, chúc mừng các báo, tạp chí thực hiện Quyết định 975/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Phát biểu tại buổi gặp mặt, ông Giàng Seo Phử, Uỷ viên TƯ Đảng, Bộ trưởng – Chủ nhiệm UBDT đã đánh giá cao những đóng góp của các cơ quan báo chí trong thời gian qua, đặc biệt là dịp tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS VN lần thứ nhất. Bộ trưởng gửi lời chúc đến các cơ quan báo chí, cơ quan phát hành báo chí phục vụ đồng bào DTTS&MN, đồng thời bày tỏ mong muốn các báo, tạp chí tiếp tục phát huy truyền thống của báo chí Cách mạng VN, đáp ứng hơn nhu cầu thông tin của đồng bào, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, xoá đói giảm nghèo ở vùng DTTS&MN
Báo Tin tức, số 132, ngày 17/6/2010
* Tạo cơ hội cho con em đồng bào DTTS du học nước ngoài
Ngày 15/6, tại Buôn Ma Thuột đã diễn ra Hội thảo giới thiệu Học bổng phát triển Ôxtrâylia (ADS). Đây là lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với CT học bổng Ôxtrâylia cho sự phát triển tại VN thực hiện hội thảo.
Ông Graham Alliband – Giám đốc cho biết, trong năm 2010, Chính phủ Ôxtrâylia sẽ dành khoảng 300 xuất học bổng (tăng gấp đôi so với trước đây) cho du học sinh VN để đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ theo 2 CT: Học bổng Phát triển Ôxtrâylia và Học bổng năng lực lãnh đạo Ôxtrâylia. CT học bổng của Chính phủ Ôxtrâylia tài trợ cho VN năm 2010 sẽ dành nhiều ưu đãi cho con em đồng bào DTTS ở Tây Nguyên hơn. Cụ thể, các ứng cử viên là người DTTS, đến từ các huyện ĐBKK... sẽ không phải đáp ứng điều kiện có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc tại VN. Ưu tiên cho các ứng cử viên làm việc liên quan đến phát triển nông thôn, nhất là làm việc tại khu vực DTTS.
Báo Thanh tra, số 71, ngày 15/6/2010
* Quảng Nam: 75% công trình nước sạch bị hư hỏng nặng
Nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường, nhất là phòng tránh các loại dịch bệnh cho người dân vùng nông thôn, miền núi, những năm qua, bằng nguồn kinh phí huy động được, Quảng Nam đã xây dựng hàng trăm công trình cấp nước sạch cho nhân dân. Song, hiện có không ít công trình thi công chất lượng kém, hoặc mới vừa cắt băng khánh thành đã bỏ hoang, gây lãng phí hàng chục tỷ đồng...
Để khắc phục tình trạng này, mới đây UBND tỉnh đã đề ra nhiều biện pháp như: Triển khai dự án xây dựng phòng thí nghiệm để phân tích chất lượng nước sau đầu tư, phân bố nguồn vốn 3,5 tỷ đồng để ưu tiên sửa chữa, nâng cấp các công trình trước đây đã bị hư hỏng... Tuy vậy, tỉnh cũng cần tăng cường công tác giám sát về kỹ thuật thi công, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ và cả chất lượng nước sinh hoạt phải đảm bnảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, bảo đảm nước sạch.Báo Nông nghiệp VN, số 120, ngày 17/6/2010
* Chỉ có 10 tỉnh cho thuê đất trồng rừng với 305.353,4 ha
Được biết, Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao Bộ KH-ĐT chủ trì tiếp tục rà soát, kiểm tra, đánh giá và báo cáo Thủ tướng về việc cấp giấy chứng nhận đầu tư và thực hiện các dự án nước ngoài trong lĩnh vực lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Việc rà soát kiểm tra sẽ làm rõ thêm các vấn đề liên quan.
Như vậy, đến thời điểm này Bộ NN-PTNT xin khẳng định chỉ có 10 tỉnh có DNNN được cấp giấy chứng nhận đầu tư trồng rừng với tổng diện tích 305.353,4 ha, trong đó diện tích đã cho thuê là 15.664,45 ha, diện tích liên doanh liên kết trồng rừng là 18.160 ha đúng như Bộ trưởng Cao Đức Phát đã báo cáo trước Quốc hội. Đây là số liệu đã được đối chiếu giữa 3 cơ quan (Văn phòng Quốc hội, Bộ KH-ĐT và Bộ NN-PTNT) trên cơ sở số liệu báo cáo của các địa phưong trước 31/12/2009, số liệu thống kê có được và kết quả khảo sát một số địa phương.
Chuyên đề dân tộc của Báo Đại đoàn kết, số 89, tháng 6/2010
* An Giang: Dạy nghề cho nông dân Khmer nghèo
Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm nông dân An Giang mở 25 lớp dạy nghề cho 625 nông dân Khmer nghèo 2 huyện Tri Tôn, Tịnh Biên trong tỉnh. Việc dạy nghề cho nông dân Khmer nghèo thuộc đề án 25 của UBND tỉnh đã tạo việc làm cho hàng ngàn nông dân Khmer nghèo.
* Sóc Trăng: Hơn 52 tỷ đồng giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS
Sóc Trăng là tỉnh có tỷ lệ đồng bào DTTS cao nhất khu vực ĐB Sông Cửu Long với khoảng 500 ngàn người, trong đó đồng bào dân tộc Khmer chiếm hơn 350 nghìn người, còn lại là người Hoa, Chăm, Tày. Toàn tỉnh có 54/105 xã có đông đồng bào DTTS thuộc diện ĐBKK, tỷ lệ hộ đói nghèo cao trong khi hơn 80% số dân trong tỉnh sinh sống bằng nghề nông, nhiều hộ thiếu đất ở, đất sản xuất. Tổng số hộ có nhu cầu cấp đất ở trên toàn tỉnh là 2.454 hộ, tương đương với gần 10 ha; đối với đất sản xuất, có 500 hộ có nhu cầu 125 ha, tổng kinh phí thực hiện đề án là 52,454 tỷ đồng.
* Đăk Lăk: Năm 2010 xây dựng 754 nhà ở cho hộ nghèo
Sau khi hoàn thành xong giai đoạn một xây dựng 354 nhà cho hộ nghèo theo Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ, bước sang năm 2010 huyện Krông Bông tiếp tục triển khai xây dựng 754 ngôi nhà cho hộ nghèo thuộc diện được thụ hưởng chính sách ưu đãi của Chính phủ.
Đến cuối tháng 5-2010, toàn huyện đã triển khai xây dựng được 521/754 nhà. Trong đó có 197 ngôi nhà đã hoàn thành bàn giao cho các hộ nghèo đưa vào sử dụng; 324 ngôi nhà đang xây dựng, đạt trên 50% khối lượng công trình; số còn lại 233 nhà đang được các cơ sở tiến hành triển khai xong trước mùa mưa lũ năm 2010.
VỤ TUYÊN TRUYỀN

theo trang tin điện tử Ủy ban dân tộc

Thứ Năm, 8 tháng 4, 2010

Khám bệnh, tặng quà đồng bào Khmer nghèo

Nhân dịp Tết cổ truyền Chol Chnam Thmây 2010 của đồng bào Khmer, trong hai ngày 3 và 4/4, Bệnh viện 30-4 (Bộ Công an), Báo CAND kết hợp Cục An ninh Tây Nam Bộ, Công an tỉnh Trà Vinh và các “Mạnh Thường Quân” tổ chức khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tặng quà đồng bào Khmer nghèo ở hai xã An Quảng Hữu (huyện Trà Cú) và Hùng Hòa (huyện Tiểu Cần), tỉnh Trà Vinh.

Nằm cách trung tâm Trà Vinh gần 60 km và là xã vùng sâu, vùng xa của huyện Tiểu Cần, An Quảng Hữu là xã nghèo, còn gặp rất nhiều khó khăn. Là cái nôi đấu tranh Cách mạng, sau năm 1975, An Quảng Hữu vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quí Anh hùng LLVTND.

Ngay từ sáng sớm, gần 200 người dân đã có mặt tại Trạm xá của xã để được các y, bác sĩ của Bệnh viện 30-4 và Bệnh xá Công an Trà Vinh khám bệnh, phát thuốc và tặng quà. Biết trước lượng bệnh nhân đông nên đoàn bác sĩ của Bệnh viện 30-4, do Đại tá - bác sĩ Tống Mạnh Chinh dẫn đầu đã chuẩn bị nhiều trang thiết bị y tế hiện đại để khám và chẩn đoán bệnh cho bà con. Bà Thạch Thị Mướt (62 tuổi, nhà ở ấp Sóc Tro dưới, xã An Quảng Hữu), có chồng là liệt sĩ Thạch Thâm (hy sinh năm 1971), bản thân bà từng là giao liên tại địa phương. Từ khi chồng mất, bà ở vậy nuôi con và làm ruộng cho đến nay. Do cuộc sống còn khó khăn nên từ trước đến giờ bà chưa từng đi khám, điều trị bệnh.

Tặng quà đồng bào Khmer nghèo.

Trước những việc làm đầy nghĩa tình của đoàn bác sĩ, anh Lâm Văn Xinh, Chủ tịch UBND xã thay mặt cho bà con phát biểu lời cảm ơn đầy xúc động: "Mặc dù chính quyền địa phương quan tâm, nỗ lực để người dân trong xã được chăm sóc tốt về sức khỏe nhưng do điều kiện của xã còn nhiều khó khăn, việc làm của đoàn là tràn đầy ý nghĩa. Thay mặt người dân, chúng tôi xin cảm ơn đoàn đã quan tâm, tận tình giúp đỡ cho bà con nghèo trong xã. Đây là món quà ý nghĩa mà các anh gửi đến bà con nhân dịp Tết Chol Chnam Thmây 2010".

Ngày 4/4, đoàn công tác từ thiện khám bệnh tiếp tục đến với bà con nghèo ở xã Hùng Hòa, huyện Tiểu Cần. Hùng Hòa là xã Anh hùng LLVTND, có đến hơn 40% dân số là đồng bào dân tộc Khmer. Ông Thạch Mây (71 tuổi), từng là Trưởng Công an xã và giữ các chức vụ khác ở địa phương, nay đã nghỉ hưu, bị bệnh gan, được các bác sĩ khám và điều trị.

Ông Thạch Mây nói: "Tôi thay mặt cho bà con nghèo, gia đình chính sách trong xã xin cảm ơn việc làm từ thiện, đầy ý nghĩa của đoàn bác sĩ lực lượng Công an. Việc làm trên thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và lực lượng Công an đối với những người có công với cách mạng, những người nghèo bị bệnh không có điều kiện được các bác sĩ khám chữa bệnh. Bà con chúng tôi sẽ cố gắng chữa bệnh, làm ăn vươn lên thoát nghèo, góp phần phát triển xã hội ở địa phương".

Đại tá, bác sĩ Tống Mạnh Chinh, Giám đốc Bệnh viện 30-4, cho biết: "Việc khám và chữa bệnh, phát thuốc miễn phí cho bà con nghèo là việc làm thường xuyên, hàng năm của Bệnh viện 30-4. Những việc làm từ thiện thể hiện tình cảm, trách nhiệm của người chiến sĩ Công an đối với bà con nghèo bị bệnh. Mỗi chuyến khám bệnh tại các địa phương, chúng tôi càng thương bà con nhiều hơn, vì có nhiều người chưa từng một lần được các bác sĩ khám bệnh. Bởi vậy, chúng tôi luôn mong muốn được tổ chức đợt khám bệnh ở các địa phương để giúp bà con nghèo có thêm nhiều cơ hội chăm sóc sức khỏe".

Thượng tá Kiên Rịnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Trà Vinh, nói: "Dịp Tết cổ truyền Chol Chnam Thmây của đồng bào Khmer, đoàn y, bác sĩ tổ chức để đến địa phương khám bệnh cho người nghèo là thể hiện tấm lòng của các anh đối với đồng bào. Những việc làm ấy rất ý nghĩa với địa phương Trà Vinh".

Theo Trung tá Lâm Thành Sol, Phó Cục trưởng Cục An ninh Tây Nam Bộ: "Những việc làm từ thiện của Bệnh viện 30-4, Báo CAND, Mạnh Thường Quân là hết sức ý nghĩa, đặt biệt là dịp tết của bà con. Qua việc làm ấy sẽ tạo sự đoàn kết, góp phần phát động sâu rộng các phong trào quần chúng, giữ vững ANTT ở địa phương". Theo Báo Công an nhân dân 6:32, 06/04/2010.

Chủ tịch nước chúc tết đồng bào dân tộc Khmer

(CAO) Ngày 6 - 4, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ đã tổ chức buổi họp mặt mừng Tết Chol Chnam Thmay 2010 với gần 600 cán bộ đương chức, hưu trí, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách, các vị chức sắc, các vị trong Ban quản trị các chùa Khmer tiêu biểu khu vực Nam bộ, kiều bào dân tộc Khmer đang sinh sống ở nước ngoài. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến dự và chúc Tết đồng bào Khmer.

Phát biểu tại buổi họp mặt, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thay mặt Đảng, Nhà nước đã gửi lời thân ái, chúc mừng đến toàn thể đồng bào dân tộc Khmer nhân dịp tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây. Chủ tịch nhắc nhở, đồng bào dân tộc Khmer cần tăng cường và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, giữ vững ổn định để xây dựng đất nước.
Đời sống đồng bào dân tộc Khmer có nhiều chuyển biến về mọi mặt. Trên 80% hộ có phương tiện nghe nhìn; phần lớn đã có xe máy; tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 40% năm 2006 xuống còn hơn 28% vào cuối năm 2009…Cũng nhân dịp này, Chủ tịch nước kêu gọi kiều bào Khmer đang sinh sống, học tập, làm việc ở nước ngoài tham gia đóng góp, đoàn kết để xây dựng đất nước.

Chủ tịch nước đánh giá cao những đóng góp của đồng bào Khmer trong đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Chủ tịch nước khẳng định, với truyền thống đoàn kết, ý chí tự lực tự cường, tinh thần cảnh giác cách mạng, ý thức chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đồng bào Khmer và sư sãi tích cực cùng các cấp chính quyền ra sức lao động, sáng tạo để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát huy khối đại đoàn kết các dân tộc để xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp.
Dịp này, các đại biểu cũng nghe đại diện Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ báo cáo kết quả thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Qua đó, đã giúp cho đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Khmer ngày càng được nâng cao. Các Chương trình 134, 135, Quyết định 74, 167, Chính sách trợ giá trợ cước của Chính phủ đã giúp nhiều gia đình Khmer nghèo có nhà ở, đất ở, điện thắp sáng, nước sạch sinh hoạt, vốn sản xuất... Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm được các cấp chính quyền quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho con em đồng bào Khmer có việc làm, ổn định cuộc sống. Công tác giáo dục, y tế được quan tâm phát triển giúp nâng cao dân trí và khám chữa bệnh cho đồng bào Khmer.
Theo báo Công an Thứ tư, 07/04/2010 11:30

Chủ Nhật, 28 tháng 3, 2010

Dạy chữ Khmer trong các chùa ở Kiên Giang

Kiên Giang là một trong những tỉnh ở vùng Tây Nam Bộ có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Những năm qua, phong trào dạy chữ Khmer ở Kiên Giang phát triển mạnh, mà những ngôi chùa là trường học còn những vị sư kiêm vai trò những người thầy.

Chúng tôi về huyện Giồng Riềng, một huyện có phong trào dạy chữ Khmer phát triển mạnh trong các chùa. Theo các cán bộ làm công tác dân tộc ở huyện thì phong trào đã được duy trì hơn năm năm. Chỉ tính riêng xã Bàn Thạch - một xã có đông đồng bào dân tộc Khmer nhất huyện Giồng Riềng, hằng năm duy trì đến năm lớp với hàng trăm học sinh theo học. Ngoài những lớp dạy tiếng Khmer vỡ lòng cho các em nhỏ, năm nay một số chùa ở huyện Giồng Riềng còn tổ chức thêm từ một đến hai lớp nâng cao dành cho người lớn và các em học sinh phổ thông để các học sinh này vững vàng khi bước vào năm học mới tại các trường phổ thông dân tộc nội trú. Ðại đức Danh Nol, trụ trì chùa Giồng Ðá, xã Bàn Thạch cho biết: "Do lượng học viên ngày càng tăng cho nên ngoài việc bố trí những phòng học gần chùa như những năm trước, nay chùa Giồng Ðá đã tận dụng cả những Sa La trong chùa để làm phòng học". Do phong trào hình thành khá lâu và tổ chức đều đặn cho nên năm nay lượng học viên đến chùa Giồng Ðá theo học các lớp tiếng Khmer nâng cao cũng nhiều hơn so với những năm trước. Ngoài con em, phật tử trong vùng, chùa Giồng Ðá còn thu hút đông đảo các em ở những xã lân cận đến học tập.

Là xã có hơn 57% dân số là người dân tộc Khmer cho nên những lớp dạy chữ Khmer như thế này ở Bàn Thạch là vô cùng bổ ích và rất có ý nghĩa. Bí thư Ðảng ủy xã Bàn Thạch, huyện Giồng Riềng Lê Quang Sang cho biết: "Xã rất hoan nghênh và luôn tạo điều kiện để các lớp dạy chữ Khmer được duy trì. Xã còn khuyến khích, vận động và tạo mọi điều kiện để đội ngũ cán bộ xã, ấp, con em người dân tộc được theo học xuyên suốt và phát triển đảng viên người dân tộc nhiều hơn nữa". Ngoài việc giúp con em đồng bào Khmer được học tốt tiếng mẹ đẻ, các lớp học chữ Khmer còn giúp cho cán bộ vùng đồng bào dân tộc biết được tiếng dân tộc. Không những vậy, các lớp học còn phát huy tốt nhu cầu, phong trào học tập nâng cao kiến thức văn hóa cho toàn xã hội. Cái hay của lớp học này là người dạy học là những vị sư dạy học bằng tấm lòng không nhận thù lao, người học không phải đóng học phí. Không những vậy, nhà chùa còn lo luôn việc ăn, việc nghỉ cho những người hoàn cảnh neo đơn, ở xa nơi học tập. Sư Danh Sương, giáo viên dạy chữ tại chùa Giồng Ðá cho biết: "Sư rất thích dạy chữ của dân tộc mình và rất hạnh phúc khi người đến học luôn đông đúc".

Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa phong trào học chữ Khmer trong những vùng dân tộc, thì ngoài sự nỗ lực của các nhà chùa, chính quyền và ngành giáo dục - đào tạo cần hỗ trợ về cơ sở vật chất, chuyên môn để những lớp học này được nâng lên cả chất và lượng.

(Theo trang tin điện tử Ủy Ban dân tộc)


Sóc Trăng hỗ trợ 38.688 căn nhà cho đồng bào dân tộc Khmer

Tỉnh Sóc Trăng là một trong 13 tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, với khoảng 400 nghìn người người Khmer đang sinh sống, chiếm khoảng trên 30% dân số toàn tỉnh và chiếm trên 32% tổng số người Khmer của cả nước, đông nhất trong số các địa phương có người Khmer sinh sống.

Quán triệt Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh uỷ Sóc Trăng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với công tác vùng đồng bào dân tộc Khmer giai đoạn 2006 – 2010, ngoài việc thực hiện các chính sách hỗ trợ của Chương trình 134, Chương trình 135, Quyết định 32... về đầu tư, hỗ trợ trong vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Sóc Trăng đã chỉ đạo cho các Sở, ban ngành, địa phương, các cấp phối hợp, lồng ghép với các nguồn vốn từ các chương trình khác như: Quyết định 167/TTg, Quyết định 74/TTg, Dự án Cung cấp điện cho các hộ dân chưa có điện chủ yếu là đồng bào Khmer, Chương trình nước sạch vệ sinh môi trường cho đồng bào Khmer, .... Theo số liệu thống kê của tỉnh, trong thời gian qua đã hỗ trợ 38.688 căn nhà ở cho người Khmer. Trong đó, từ năm 2005 – 2008 đã xây dựng được 33.154 căn nhà theo Quyết định số 134/TTg, với tổng giá trị trên 212.322 triệu đồng (bình quân từ 6 – 7,2 triệu đồng/ căn); năm 2009 đã xây dựng được 5.534 căn nhà ở theo Quyết định 167/TTg, với tổng giá trị trên 99.796 triệu đồng (trị giá 16,8 triệu đồng/căn, trong đó nhà nước hỗ trợ 8,4 triệu đồng/căn; Ngân hàng CSXH cho vay hỗ trợ không lãi suất 8 triệu đồng/căn); giải quyết các chính sách theo Quyết định 74/TTg: cấp đất ở cho 1.393 hộ, tổng giá trị 13.930 triệu đồng, cấp đất sản xuất cho 360 hộ, tổng giá trị 7.020 triệu đồng; chuyển đổi, mua sắm nông cụ cấp cho 3.895 hộ, tổng giá trị 11.685 triệu đồng; đào tạo nghề cho 1.718 lao động, tổng giá trị 3.542 triệu đồng....

Ngoài ra, Dự án Cung cấp điện cho các hộ dân chưa có điện chủ yếu là đồng bào Khme: đã kéo điện cho 20.388 hộ trên địa bàn 85 xã, phường của Tỉnh; đã đầu tư xây dựng các lò hoả táng cho các chùa Phật giáo Nam tông Khmer từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu Trung ương, nhằm đáp ứng nhu cầu tính ngưỡng của đồng bào Khmer, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường. Tính đến nay, trên địa bàn Tỉnh có 92 chùa đã được đầu tư 68 lò, với tổng giá trị trên 24.004 triệu đồng, trong đó có 14 lò được Dự án Bảo vệ và Phát triển những vùng đất ngập nước ven biển hỗ trợ đầu tư.

Từ những chính sách an sinh xã hội mà Đảng và Chính phủ quan tâm, tạo điều kiện đặc biệt đối với đồng bào dân tộc cả nước nói chung và đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng nói riêng, cùng với sự “chung tay, chung sức” của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội của địa phương và việc tự vuơn lên của bà con, mong rằng trong thời gian sắp tới, đời sống của đồng bào Khmer trong Tỉnh sẽ được khởi sắc hơn nữa./.

Nguồn Trang tin điện tử Ủy Ban dân tộc



Thứ Năm, 25 tháng 2, 2010

Ẩm thực của người dân tộc Khmer Bảy Núi (An Giang)


Văn hóa ẩm thực của một dân tộc, là một vấn đề mang ý nghĩa rất rộng, luôn gắn với sự hình thành lịch sử phát triển xã hội con người và thể hiện độc đáo chính bản sắc văn hóa của dân tộc ấy, nó sâu đậm vào mỗi tính cách sống, ở, làm người của một cộng đồng, dân tộc và không lệ thuộc vào nhiều hay ít, lớn hay nhỏ... đều có giá trị của bản sắc nghệ thuật độc đáo riêng. Người dân tộc Khmer Nam bộ, Bảy Núi cũng vậy. Sau đây là vài món “đặc sản” tiêu biểu, giới thiệu để chúng ta cùng tham khảo.1. Món mắm (bò hốc)Người dân tộc tìm bắt các loại cá trong đồng rạch, ao đìa như cá rô, cá sặt, cá chốt, cá trê, cá lóc... về làm sạch (đánh vảy, nhưng không mổ bụng) cho vào cà om, khạp, hũ... rải muối hột vào rồi gài cứng, đậy nắp trong một thời gian, sau đó giở ra chế biến bằng nhiều loại món ăn: mắm chưng, mắm kho hay ăn mắm sống - có chế biến thêm mắm chưng cho vào ít lá chanh, lá gừng xắt nhỏ, mắm sống thêm ớt, nước chanh, đường cát... và các loại rau sống, chuối chát, khế... riêng mắm (bò hốc kho) thì kho nguyên con mắm nguyên thủy không chế biến thêm gia vị. Nói chung - mắm là món chi phối tất cả món ăn khác như còn được nêm vào rất nhiều món (đây là vị nêm đặc thù của người dân tộc) như vào canh sim lo, bò xào lá giang, canh môn, nước bún cari... hay làm nước chấm cá nướng, ếch nướng, rắn nướng... 2. Các loại bún nước (Num b”chốc)Các món nước đi đôi với bún, cũng rất phong phú, đa dạng như bún nước cá, bún nước ngãi, bún cari... Nước để ăn cùng món bún thường nấu với cá lóc, cá trê, hoặc tép, tôm khô... được rỉa ra từng miếng nhỏ vào trong nồi nước tổng hợp, có gia vị, nấu với ngãi (bún ngãi), nấu với sả, nghệ, cari (bún cari)... nhưng đặc biệt phải có chấm vào một ít chất nêm của mắm (bò hốc) và chút nước cốt dừa. Riêng bún thì không mua ở các lò mà tự làm bằng gạo xay thành bột, rồi rút và ép bằng cối thủ công, nên cọng bún dai và lớn hơn bún thường bán ngoài chợ của người Việt. Kèm với bún là gỏi gồm chút giá, chút bắp chuối xắt mỏng hay rau muống xắt mỏng, ít rau thơm như rau răm, diếp cá, quế... Đặt nồi nước đun sôi liên tục. Cho gỏi vào đáy tô, rồi bún, cá... đổ nước vào, chắt ra 2 lần cho bún và gỏi thấm nóng, xong cho nước vào ngang mặt bún, rải lên vài miếng rau thơm và đôi ba trái ớt hiểm (giống ớt chim ỉa), riêng bún cari, bún ngãi có nơi rắc lên thêm ít đậu phộng đâm nhỏ, nếu ai ăn mặn thì nêm thêm nước mắm trong.3. Các món canhNgười dân tộc rất nhiều món canh nóng, phải kể phong phú nhất là canh sim lo. Gồm nhiều thứ chế biến vào như: canh sim lo thập cẩm, sim lo mít, sim lo bình bát... Các món canh như canh môn, canh thốt lốt non, canh củ hủ dừa, củ hủ đủng đỉnh...Nếu như sim lo của người Việt được bào chế bằng nhiều thứ như bắp chuối xắt nhỏ, nấu với đầu hoặc xương cá khô, thêm chút mắm, gia vị, rau om, nhiều ớt... Thì canh sim lo của người dân tộc khá phong phú hơn. Và dù nấu với bất kỳ thực phẩm thực vật nào, thì cũng phải có chút vị mắm (bò hốc) làm chuẩn (mắm cá sặt càng ngon). Mắm cho vào nước nấu thật nhừ, lược bỏ xương, lấy nước rồi cho vào ba bốn gốc sả đập giập. Nếu nấu với mít non, cho mít non vào, nấu với bình bát cho bình bát vào, cá lóc rỉa lấy thịt - nếu không cũng là tép, tôm khô bỏ vào nấu...Xem ra, ẩm thực của một dân tộc nào đều cũng mang giá trị nghệ thuật chế biến riêng - nói cách khác - nấu cho đúng cách, ăn cho đúng kiểu, thưởng thức cho đến tận cùng niềm vui thú ẩm thực dù dân dã, đồng quê, đơn giản hay cầu kỳ sang trọng cũng rất cần có một cách nhìn - đó là tấm lòng và tâm hồn ăn uống nữa... mang đậm nét đặc trưng nguồn cội, tổ tiên... Điểm rất chung của người Việt và người dân tộc Khmer ta là rất thảo ăn. Khi có lễ, cúng tại chùa mỗi nhà quảy một mâm đem đến cúng và đợi khách ăn xong đem tô chén về, khi thấy các món ăn còn nhiều thì buồn lắm... Vì vậy, không chỉ người Kinh, mà văn hóa ẩm thực Khmer cũng có nhiều cách thể hiện mời nhau dùng bữa như si bay, hợp bay, pi sa bay, chhanh bay... (mời ăn cơm, dùng cơm, thỉnh dùng cơm...).
Nguồn: Báo Hậu Giang

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2010

Khởi động ngày hội VHTTDL Khmer Nam Bộ 2010

(VH)- Ngày hội VHTTDL vùng đồng bào Khmer Nam Bộ lần 5-2010 do UBND tỉnh An Giang đăng cai tổ chức vào tháng 4.2010 tới tại huyện Tịnh Biên.

Với chủ đề “Đặc trưng VHTTDL vùng đồng bào Khmer Nam Bộ-hành trang hội nhập và phát triển”, ngày hội năm nay quy tụ các đoàn văn hoá nghệ thuật, thể thao và du lịch của các tỉnh, thành khu vực Nam Bộ tham dự với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng như: hội chợ triển lãm thành tựu VHTTDL, liên hoan nghệ thuật quần chúng, trình diễn trang phục truyền thống, lễ hội dân gian, giới thiệu văn hoá ẩm thực và giao lưu văn hoá...

Đây là hoạt động VHTTDL mang tính truyền thống dành cho đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ do Bộ VHTTDL phối hợp với các Bộ, ngành TƯ và UBND các tỉnh, thành có đông đồng bào dân tộc Khmer tổ chức định kỳ hai năm một lần, luân phiên tại các địa phương trong khu vực. (Theo Báo văn hóa )

Thanh Triều

Thứ Tư, 13 tháng 1, 2010

Nơi đào luyện những nhân tài Phật học

Việc xây dựng và phát triển các Học viện Phật giáo ở Việt Nam không chỉ đơn thuần để phục vụ nhu cầu tu học đang ngày càng tăng nhanh của đông đảo chúng tăng ni sinh trong cả nước mà còn là nơi để Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đào luyện và tuyển chọn ra những nhân tài Phật học có đủ đức, đủ tài gánh vác được công việc của Phật sự và thế gian trong thời đại mới.

Từ "Tuyển Phật trường” phương Bắc

Có người ví Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội (HVPG-HN) là một “Tuyển Phật trường”, tức là ngôi trường đào tạo và tuyển chọn nên những người đảm trách Phật sự trong tương lai. Toạ lạc uy nghiêm dưới tán rừng thông xanh ngút ngàn của ngọn Sóc Sơn (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội), Học viện được thừa hưởng một không gian trong lành thoáng đãng, xa nơi ồn ào của phố thị nên rất thích hợp cho môi trường tu trì và rèn luyện của tăng ni.

Theo Đại đức Thích Minh Tiến, Trợ lí Viện trưởng kiêm Thư kí Hội đồng điều hành Học viện: “Học viện là một ngôi trường dành riêng cho giới tăng ni cho nên việc giáo dục tăng ni không chỉ đơn thuần là việc học mà còn giáo dục cả nhân cách làm người xuất gia. Vì vậy, việc đào tạo ở HVPG-HN vừa nghiêm khắc nhưng cũng phải vừa khoan dung, nhân hòa”.

Tại đây, mọi thứ dường như đều được đặt vào khuôn khổ của giới luật. Từ chuyện giao tiếp, ăn ở, sinh hoạt, học hành cho đến tu tập… của tăng ni sinh nhất nhất đều được Ban quản chúng của Nhà trường đốc thúc và để ý đến. Cuộc sống tu học ở đây bốn mùa nắng cũng như mưa. Sáng 4 giờ đã thức dậy tụng kinh niệm Phật, ngày ba bữa rau dưa đạm bạc, trưa và chiều lên giảng đường ngồi trang nghiêm nghe thầy giảng đạo, chiều vãn lại lên chùa lễ Phật, tối về tăng xá tiếp tục mở sách ôn bài… Không những thế, mỗi ngày các tăng sinh còn phải học và tự răn 250 điều giới luật, còn ni sinh là 348 điều để sửa mình. Giới luật nghiêm minh nhưng xem ra ai nấy đều tự nguyện bảo ban nhau chấp hành tốt môn quy.

Lại nói đến chuyện học ở “Tuyển Phật trường”, ngoài đời học một, ở đây các tăng ni sinh phải học mười. Một học kì các sinh viên ở ngoài đời chỉ học từ 6 đến 9 môn còn học viên của Học viện phải học từ 17 đến 19 môn. Ngoài những môn nội điển thuộc về giáo lí nhà Phật có đến thiên kinh vạn quyển, các học viên còn phải học thêm cả những môn ngoại điển, tức là những môn học của người đời chẳng mấy khi liên quan đến chuyện giáo lí như kinh tế học, xã hội học, triết học, logic học, ngoại ngữ, vi tính… cho nên đã khó càng khó thêm.

Tuy nhiên, tiếng là học ở trường tu nhưng các học viên bây giờ hầu như ai cũng đã biết cập nhật với những tiện nghi của thời hiện đại, cũng máy tính xách tay, cũng đài, cũng đĩa… Chính vì vậy việc học hành và tham khảo cũng nhờ đó mà phát triển hơn lên. Bên cạnh đó, ngoài giờ học chính khóa, các học viên còn thành lập được Câu lạc bộ (CLB) thư pháp, CLB văn hóa văn nghệ và CLB võ thuật giúp cho họ có thêm được sân chơi bổ ích trong việc tu dưỡng thêm về đạo tâm và rèn luyện về thể lực cũng như trí lực.

Có thể nói, HVPG-HN xứng đáng là một “Tuyển Phật trường”, nơi đào luyện nên những nhân tài Phật học có đủ đức tài gánh vác được trọng trách của Phật sự và xã hội trong tương lai.


Giờ học Hán cổ của lớp tăng I khóa V do GS. Nguyễn Tá Nhí (Viện Hán Nôm) giảng dạy.


Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tới dự
Đại lễ Phật Đản tại HVPGVN.


Những hoạt động như vui chơi kéo co đem
lại cho học viên niềm vui, phấn khởi
sau những giờ tu học.


Luyện thư pháp đem lại phấn khởi
sau những giờ tu học.


Tham gia lao động tăng gia sản xuất
sau những giờ tu học.


Phút giải trí sau những giờ tu học.

Đến trường Phật học phương Nam

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh (HVPG-HCM) cũng là một trung tâm nghiên cứu và đào tạo Phật học lớn của cả nước. Theo Hòa thượng Tiến sĩ (TS) Thích Minh Châu, Viện trưởng HVPG-HCM cho biết: “Nội dung và chương trình đào tạo Cử nhân Phật học ở đây không đào tạo việc tu hành mà đào tạo những kiến thức Phật học và văn hóa dân tộc cùng một số ngành học liên quan theo tiêu chuẩn của bậc đại học”.

Với mục tiêu đào tạo như vậy cho nên HVPG-HCM đã xây dựng được một đội ngũ đông đảo các giảng sư có trình độ chuyên môn cao, tốt nghiệp các học viện nổi tiếng ở trong nước và trên thế giới. Hiện tại, Học viện có hơn 60 giảng sư, trong đó có 50 tiến sĩ và gần 10 thạc sĩ, ngoài ra còn có các giáo sư thỉnh giảng đến từ các học viện trong nước và trên thế giới.

Nói đến thành quả của Học viện, TS Thích Tâm Đức, Trưởng Phòng Đào tạo của Học viện cho biết: “Từ năm 1985 tới nay Học viện đã đào tạo được 5 khóa Cử nhân Phật học với hơn nghìn tăng ni sinh đã tốt nghiệp. Hai khóa VI và VII hiện đang được đào tạo với số lượng học viên tăng lên gấp bội. Nếu như khoá I chỉ có 60 học viên thì khóa VII đã có tới 1.017 học viên theo học. Đặc biệt, bằng Cử nhân Phật học của Học viện hiện đã được nhiều nước trên thế giới công nhận. Nhờ đó mà hàng trăm học viên tốt nghiệp của Học viện có thể tiếp tục theo học chương trình đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ tại các trường quốc tế như Đại học Quốc gia Dehli, Đại học Pune (Ấn Độ), Đại học Quốc gia Đài Loan, Đại học Bắc Kinh, Đại học Thượng Hải (Trung Quốc), Đại học Tokyo (Nhật Bản), Đại học Berkeley (Hoa Kỳ)… Và trong tương lai, với năng lực của mình HVPG-HCM cũng sẽ tiến hành tổ chức đào tạo bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ Phật học ở trong nước.

Với phương châm “Nghiên cứu Phật học Việt Nam không thể tách rời với với việc nghiên cứu văn hoá Việt Nam”, HVPG-HCM đang ngày càng khẳng định được vai trò và vị thế của mình trong hệ thống giáo dục Phật học tiên tiến của cả nước. Tại đây, những giá trị truyền thống và hiện đại luôn được khơi dậy góp phần xây dựng một nền Phật giáo Việt Nam theo tinh thần nhập thế.


Nữ Tiến sĩ Phật học đầu tiên ở Việt Nam – Thích Nguyên Hương trên giảng đường HVPG-HCM.


Tăng sinh tìm tài liệu tham khảo
tại thư viện HVPG-HCM.


Trong lớp học tại HVPG-HCM.


Học viện Phật giáo Việt Nam
tại Tp. Hồ Chí Minh.

Và Học viện của vùng sông nước Cửu Long

Học viện Phật giáo Nam Tông Khmer (HVPG-NTKM) là ngôi trường có tuổi đời trẻ nhất trong số 3 Học viện Phật giáo của Việt Nam. Đây là ngôi trường Phật học cao cấp của đồng bào Phật tử Khmer vùng sông nước Cửu Long vừa được Chính phủ và GHPGVN đầu tư xây dựng. Mặc dù mới ra đời không lâu (06/02/2006) nhưng HVPG-NTKM có trụ sở tạm thời tại chùa Pôthisomron, quận Ô Môn, Tp. Cần Thơ đã bước đầu chính thức đi vào hoạt động bằng việc chiêu sinh khoá I với gần 70 tăng ni sinh theo học bậc đại học.

Phật giáo Nam Tông Khmer là một hệ phái có lối tu hành riêng và có kho tàng kinh sách cổ được truyền bá bằng một thứ ngôn ngữ riêng, đó là ngôn ngữ Pali. Chính vì vậy, việc tu học của các tăng ni sinh Phật giáo Nam Tông Khmer cũng có nhiều nét khác biệt so với Phật giáo Bắc Tông, đặc biệt là việc học chữ Pali để phục vụ cho việc dịch và đọc kinh sách.

Trước đây, khi chưa có sự ra đời của HVPG-NTKM, các tăng ni sinh của Phật giáo Nam Tông Khmer được Giáo hội tổ chức theo học tại các lớp sơ cấp và trung cấp về Vini và Pali. Ngoài ra, các học viên còn được học thêm một số môn ngoại điển như Anh văn và tin học. Từ những lớp học như thế này, hàng nghìn tăng ni sinh đã được đào tạo một cách cơ bản về ngôn ngữ Pali cũng như kiến thức Phật giáo Nam Tông. Bên cạnh đó, đa số các chùa Nam Tông Khmer cũng đều có tổ chức những lớp dạy tiếng dân tộc cho con em người dân tộc ở độ tuổi từ 8 đến 15 tuổi. Ngoài việc học ở các lớp, hiện nay người dân Khmer vẫn còn giữ được tục gửi các bé trai lên chùa để học tập chừng đôi ba năm để làm quen với việc kinh sách, tu hành. Tuy nhiên, nhìn về tương lai, những lớp học như thế này vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu tu học, nhất là việc tu học bậc cao của tăng ni sinh trong thời đại mới.

Chính vì vậy, việc thành lập HVPG-NTKM là bước phát triển toàn diện mang tính chiến lược của GHPGVN, trong đó có hệ phái Phật giáo Nam Tông Khmer, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo đồng bào Phật tử Khmer tại đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ cũng như cho cả hệ phái Nam Tông khu vực Châu Á.

Do mới thành lập cho nên Nhà trường vẫn đang ở trong giai đoạn xây dựng và kiện toàn trường lớp cũng như các chương trình đào tạo. Hiện nay, Học viện đã có 7 giảng sư có trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ và 2 giảng sư thỉnh giảng từ HVPG-HCM. Dự kiến khoảng 3 năm nữa Học Viện sẽ chính thức hoạt động tại cơ sở mới được quy hoạch trên diện tích 11,3 ha ở quận Ô Môn, Tp. Cần Thơ.

Với những kết quả như vậy, hi vọng trong tương lai không xa, HVPG-NTKM sẽ trở thành một trung tâm đào tạo Phật học lớn của cả nước, góp phần hoàn thiện hệ thống chương trình giáo dục và đào tạo tăng tài của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời kì mới.


Ngoài giờ trên lớp của các tăng sinh.


Tăng sinh trong lớp học tại HVPG-NTKM.


Du khách nước ngoài đến thăm, tiếp xúc
với các tăng sinh tại chùa Phothisomron,
nơi đặt HVPG-NTKM.


Tăng sinh trong lớp học tiếng Anh
tại HVPG-NTKM.

Bài: Thịnh Phát, Thanh Hòa - Ảnh: Minh Quốc, Trọng Chính

Ông Sơn Song Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ Đoàn kết, cùng hướng đến xây dựng cuộc sống ấm no

Trong 5 ngày (từ ngày 7 đến 11-12-2009), Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ đến làm việc tại tỉnh Hậu Giang về đợt tổ chức tuyên truyền, phản tuyên truyền trong đồng bào dân tộc Khmer. Kết thúc đợt tuyên truyền, ông Sơn Song Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, cho biết:

- Công tác tổ chức trong đợt tuyên truyền và phản tuyên truyền lần này được tỉnh Hậu Giang chuẩn bị rất chu đáo. Được sự quan tâm đặc biệt của Tỉnh ủy, Đoàn nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh biểu diễn 9 đêm (kế hoạch chỉ có 6 đêm) phục vụ cho bà con Khmer. Đặc biệt, Đài PT-TH Hậu Giang còn phát sóng trực tiếp cho bà con dân tộc Khmer trong và ngoài tỉnh thưởng thức văn nghệ. Qua đó cho thấy, công tác tuyên truyền được lan tỏa rộng rãi, thu hút đông đảo nhân dân quan tâm, góp phần quan trọng vào sự thành công của đợt tuyên truyền.

* Thưa ông, những nội dung nào đã được tuyên truyền đến đồng bào dân tộc Khmer ?

- Trong các cuộc họp mặt cán bộ, sư sãi và đồng bào dân tộc Khmer ở tỉnh Hậu Giang, chúng tôi đề cập đến nhiều vấn đề như: những chủ trương, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta dành cho đồng bào dân tộc Khmer; lịch sử vùng đất Nam bộ và những cơ sở pháp lý khẳng định vùng đất Nam bộ thuộc chủ quyền của Việt Nam; giáo dục ý thức chấp hành pháp luật; phát huy truyền thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; cảnh giác âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, nhất là bọn phản động “Khmer Campuchia Krôm”;...

* Trong các nội dung tuyên truyền, ông muốn nhấn mạnh với đồng bào dân tộc Khmer điều gì, thưa ông ?

Đợt tuyên truyền vừa qua, có trên 1.600 cán bộ, sư sãi và đồng bào là người dân tộc Khmer tham dự. Trong đó, cán bộ và đảng viên là 162 đồng chí; học sinh, giáo viên Trường Dân tộc nội trú 255 người; sư sãi 22 vị; Ban Quản trị chùa Phật giáo Nam Tông Khmer 41 vị. Còn lại là đồng bào dân tộc Khmer đang sinh sống trên địa bàn tỉnh.

- Theo quan điểm mà bọn phản động là: “Mỗi đất nước chỉ có một dân tộc” là hoàn toàn sai. Ngày nay, trên thế giới có đến trên 3.000 tộc người sinh sống, nhưng chỉ có khoảng 200 quốc gia. Điển hình như: đất nước Lào có 5,2 triệu người, với 52 dân tộc; Campuchia có 13 triệu người, với 33 dân tộc; Trung Quốc 1,3 tỉ người, với 56 dân tộc; Liên Xô có đến 105 dân tộc;... Còn ở nước Mỹ, hầu hết các dân tộc trên thế giới đều có sinh sống trên đất nước này. Quá trình di dân không những từ vùng này sang vùng khác, mà có thể di dân vượt qua lãnh thổ quốc gia. Điều này cho thấy, mỗi quốc gia có nhiều dân tộc sinh sống.

Nói như thế để thấy rằng, nước Việt Nam chúng ta cũng là một đất nước đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em. Một đất nước mà có nhiều dân tộc thì cũng là một điều hiển nhiên. Mỗi một tộc người đều có nguồn gốc lịch sử và những đặc trưng riêng về văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán. Người Khmer sinh ra trên đất nước Việt Nam thì phải xem đất nước Việt Nam là Tổ quốc của mình. Vì vậy, đồng bào dân tộc Khmer phải xem mình chính là chủ nhân của đất nước này. Khi các dân tộc đã tồn tại trên một đất nước, thì tất cả đều có quyền bình đẳng và nghĩa vụ như nhau.

Bên cạnh đó, tôi muốn nhấn mạnh với đồng bào Khmer rằng: Vùng đất Tây Nam bộ là thuộc lãnh thổ của đất nước Việt Nam. Lãnh thổ này không có thế lực nào chia cắt được. Chủ quyền này đã được công nhận và có từ thời xa xưa. Hơn 300 năm trước, người Việt đã cai quản vùng đất này và được các nước khác công nhận.

* Ông đánh giá thế nào về tinh thần đoàn kết dân tộc thời gian qua ?

- Trên thế giới, hầu như đất nước nào cũng có các thế lực thù địch. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Bọn phản động “Khmer Campuchia Krôm” dùng mọi âm mưu thủ đoạn để lôi kéo, dụ dỗ đồng bào dân tộc Khmer. Chúng lợi dụng những vấn đề do lịch sử để lại, lợi dụng việc tranh chấp đất đai giữa đồng bào Khmer và đồng bào Kinh để xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Mục đích của chúng là nhằm tách vùng đất Tây Nam bộ khỏi lãnh thổ Việt Nam, chia rẽ các dân tộc. Tuy nhiên, với tinh thần đoàn kết, ý thức cảnh giác cao của đồng bào dân tộc Khmer nói riêng và của các dân tộc anh em khác nói chung, trong thời gian qua thì những âm mưu này không thể nào thực hiện được. Đó cũng là kết quả của sự đoàn kết dân tộc. Từ hàng trăm năm trước, đặc biệt là trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, đồng bào dân tộc Khmer đã anh dũng đứng lên sát cánh cùng các dân tộc anh em chiến đấu giải phóng quê hương, đất nước. Ngày nay, tinh thần đoàn kết và truyền thống yêu nước của các dân tộc ngày càng được phát huy.

* Qua chuyến làm việc tại tỉnh Hậu Giang lần này, ông có nhận xét gì về đời sống đồng bào dân tộc Khmer ở đây ?

- Tỉnh Hậu Giang không có đông đồng bào dân tộc Khmer như các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng... Tuy nhiên, nhờ Đảng và Nhà nước làm tốt các chính sách, nên đời sống bà con dân tộc Khmer ngày càng được nâng lên rõ rệt. Trong 5 năm qua, tỉnh Hậu Giang đã đầu tư trên 200 tỉ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở, nước sạch, hỗ trợ vốn sản xuất, giải quyết việc làm... cho hộ đồng bào dân tộc trên địa bàn. Đến nay, tỉnh đã giải quyết cơ bản về nhà ở cho hộ Khmer nghèo. Đây là một thành tích đáng ghi nhận mà tỉnh Hậu Giang đã thực hiện, nhằm góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer. Bên cạnh đó, văn hóa dân tộc luôn được gìn giữ và phát huy. Thời gian qua, tỉnh cũng đầu tư xây dựng Trường Dân tộc nội trú, hỗ trợ kinh phí đóng ghe ngo; tổ chức tốt các lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer; xây dựng và sửa chữa các chùa chiền; tặng cho các chùa nhiều giàn nhạc ngũ âm;... Nhìn chung, đời sống vật chất tinh thần của đồng bào dân tộc được nâng lên rõ rệt. Đồng bào sư sãi Khmer trong tỉnh phát huy tốt nội lực, tăng gia lao động sản xuất, chấp hành và thực hiện tốt những chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Những năm gần đầy, tuy tỷ lệ hộ Khmer thoát nghèo có cao hơn trước, nhưng tình trạng tái nghèo vẫn còn diễn ra. Tôi nghĩ, đây là một khó khăn cần phải quan tâm hơn nữa.

* Để công tác dân tộc tốt hơn nữa trong thời gian tới, ông có ý kiến chỉ đạo gì ?

- Mặc dù thời gian qua, Hậu Giang là một trong những tỉnh làm tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, để phát huy những mặt tốt đẹp đó, tôi đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách hiện hành của Đảng và Nhà nước như: Quyết định 135 (giai đoạn 2), Quyết định 74, Quyết định 167,... Trước mắt, là giải quyết dứt điểm nhà ở cho những hộ Khmer nghèo. Nhân đây, tôi kêu gọi toàn thể đồng bào, cán bộ, chiến sĩ nói chung, đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ nói riêng, hãy cùng chung tay tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, khắc phục khó khăn, hướng đến xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đặc biệt, phải luôn luôn đề cao cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, nhất là bọn phản động “Liên đoàn Khmer Campuchia Krôm”.

* Xin cảm ơn ông !


DUYÊN HẢI thực hiện

HƯỚNG TỚI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM TỈNH CÀ MAU LẦN THỨ I: Tân Lộc bước qua gian khó

Cách đây không lâu, Tân Lộc (huyện Thới Bình) còn là xã nghèo, xã thuộc vùng khó khăn trong Chương trình 135 của Chính phủ. Nhưng nay, những con lộ đất đen lầy lội ngày nào đã được bê-tông hóa; điện lưới quốc gia được phủ rộng phục vụ sản xuất, sinh hoạt; người dân có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe…

Điều làm nên những đổi thay của một xã nghèo, ngoài sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành còn có sự tự lực vươn lên của đảng bộ và nhân dân nơi đây.

Giai đoạn năm 2001-2005, xã Tân Lộc có 2.395 hộ dân, trong đó có 164 hộ người Khmer, 14 hộ người Hoa, số hộ nghèo là 329 hộ, chiếm tỷ lệ 14,7% (trong đó có 74 hộ dân tộc Khmer nghèo, tỷ lệ 45,79%).

Tuy là xã có nền sản xuất đa dạng: nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ; thế nhưng đời sống của đại bộ phận nhân dân, nhất là bà con dân tộc Khmer còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do sản xuất lúa một vụ với giống kém chất lượng, những tiến bộ khoa học - kỹ thuật chưa được áp dụng phổ biến, dân trí thấp, thu nhập thấp, theo đó số hộ nghèo cao.

Những cơ hội đổi đời

Thực hiện Chương trình 135, xã Tân Lộc được đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng thiết yếu về điện, đường, trường, trạm y tế, hệ thống nước sạch. Các cơ sở phục vụ nhu cầu tôn giáo của người dân cũng được đầu tư xây mới như: tháp Hữu Nhem, chùa Cao Dân. Bên cạnh đó, việc đầu tư cho sản xuất của xã cũng được chú trọng, hệ thống thủy lợi, thủy nông nội đồng được nạo vét.

Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lộc, cho biết, ngoài những hỗ trợ từ Chương trình 135, đồng bào dân tộc Khmer còn được Nhà nước hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định 134 của Chính phủ. Từ năm 2001 đến nay đã có 133 hộ được nhận nhà mới, tổng trị giá trên 1,3 tỷ đồng. Từ sự hỗ trợ này xã đã cơ bản đáp ứng nhu cầu nhà ở, góp phần tạo điều kiện để người dân "an cư - lạc nghiệp".

Song song với chương trình hỗ trợ về nhà ở, từ Quyết định 134, những hộ đồng bào dân tộc cũng được hỗ trợ về giống cây trồng, vật nuôi. Các chính sách miễn giảm học phí, cấp học bổng, chế độ hỗ trợ cho con em người dân tộc được địa phương quan tâm thực hiện kịp thời góp phần nâng cao dân trí.

Đảng ủy, UBND xã còn phối hợp với các ban, ngành ở địa phương phát động phong trào khuyến học, khuyến tài. Hiện nay, toàn xã có 14 con, em người dân tộc đang theo học các lớp đại học, 25 em học cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, hơn 10% gia đình người dân tộc đạt danh hiệu "gia đình hiếu học".

Cùng với việc hướng dẫn, hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, Đảng ủy, UBND xã còn đặc biệt chú trọng đến công tác trợ giúp pháp lý, nâng cao trình độ pháp luật cho nhân dân, nhất là đồng bào người dân tộc. Nhờ vậy đã hạn chế đến mức thấp nhất các vụ tranh chấp, mâu thuẫn, tạo không khí đoàn kết trong nhân dân.

Cần trợ lực để phát triển

Hiện nay, Tân Lộc được đánh giá là một trong những xã phát huy được hiệu quả từ các Chương trình 135, Quyết định 134 của Thủ tướng Chính phủ. Số hộ nghèo của xã giảm còn 139 hộ chiếm tỷ lệ 5,8%, trong đó có 30 hộ nghèo là người dân tộc, chiếm tỷ lệ 14,9% tổng số hộ dân tộc trong xã.

9/9 ấp có lộ bê-tông nối với trung tâm xã và đấu nối ra các trục lộ chính. Hơn 95% hộ dân sử dụng điện phục vụ sinh hoạt, 100% hộ dân sử dụng nước sạch và phương tiện nghe nhìn. Toàn xã có 3 điểm trường với 50 phòng học.

Trạm y tế của xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia năm 2003. Đây là điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận được với các dịch vụ y tế một cách tốt nhất.

Từ Chương trình 135, xã được đầu tư xây dựng chợ nông sản thực phẩm và bách hóa tổng hợp. Có hơn 200 hộ dân trong xã đến đây giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa.

Ông Từ Biên Hòa, cán bộ hưu trí ấp 7, phấn khởi: "Đời sống của nhân dân Tân Lộc đã có những bước tiến quan trọng. Điện, đường, trường, trạm được đầu tư, xây dựng tạo điều kiện thuận lợi để người dân nâng cao đời sống vật chất, tinh thần".

Đảng ủy, UBND xã đã xây dựng đề án về nâng cao năng suất tôm - lúa và được triển khai trong các cấp, các ngành đến nhân dân. Theo đó, định hướng đến năm 2012, diện tích, sản lượng tôm - lúa tăng từ 8-14%, sau đó tăng lên 24%. Tạo điều kiện để người dân tiếp cận và ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng, vật nuôi.

Trong quá trình phát triển đi lên, Đảng bộ và nhân dân xã Tân Lộc vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Vấn đề bức xúc nhất hiện nay là toàn xã vẫn còn khoảng 27.000 m lộ đất đen chưa được bê-tông hóa; trên 35 cầu nông thôn cần bắc mới để nối liền xóm, ấp, đồng thời rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn./.

Phương Lài


Chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam huyện Trần Văn Thời lần thứ I Sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết

Trong cuộc chiến tranh vệ quốc, đồng bào các dân tộc thiểu số đã kề sai sát cánh với dân tộc Kinh làm nên những thành tích "chấn động địa cầu". Những năm tháng kháng chiến gian khổ mà hào hùng ấy, quân và dân huyện Trần Văn Thời vẫn nhớ về Đại đức Hữu Nhem - đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam đã chiến đấu anh dũng và hy sinh tại chùa Tam Hiệp; Anh hùng liệt sĩ Danh Thị Tươi - người dẫn đầu cuộc đấu tranh chính trị trực diện với kẻ thù làm cho chúng khiếp sợ; đồng chí Lâm Thị Hoa đã phát động 178 cuộc biểu tình rầm rộ. Đồng chí được Đảng phân công vào Nghị viện Sài Gòn để đấu tranh với địch…

Và còn nhiều tập thể, cá nhân đã anh dũng chiến đấu với kẻ thù, nuôi dưỡng, che chở cán bộ hoạt động cách mạng như: chùa Tam Hiệp (xã Trần Hợi), chùa Rạch Cui (xã Khánh Bình Đông)…

Đồng chí Lưu Minh Nhựt, Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Trần Văn Thời cấp mùng cho người dân tộc nghèo ở ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi. Ảnh: CHÍ THANH
Phát huy truyền thống yêu nước

Đồng chí Lưu Minh Nhựt, Ủy viên thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Trần Văn Thời khẳng định: "Đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Trần Văn Thời luôn phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường. Không chỉ chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, bà con còn thi đua thực hiện tốt các phong trào trên các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, xóa đói giảm nghèo, thực hiện cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, đặc biệt là cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".

Qua cuộc vận động lớn, xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu học tập và làm theo gương Bác. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Trần Văn Thời lần thứ nhất năm 2009 (diễn ra ngày 24/11/2009) có sự tham gia của 150 tập thể, cá nhân được bình chọn qua các phong trào: giúp đỡ phát triển kinh tế gia đình, công tác từ thiện xã hội, thực hiện tốt chương trình, dự án hỗ trợ và bảo tồn văn hóa dân tộc…

Bác sĩ Diệp Sa Ly, Trưởng Khoa phụ sản Bệnh viện đa khoa khu vực Trần Văn Thời là một tấm gương tận tâm với công việc, tận tụy với nhân dân. Trong công tác, Bác sĩ Sa Ly luôn cống hiến hết mình cho sự nghiệp y tế, tuyệt đối trung thành với Đảng, có ý thức kỷ luật, có bản lĩnh chính trị vững vàng.

Lãnh đạo huyện Trần Văn Thời trao học bổng cho học sinh Trường Trung học dân tộc Danh Thị Tươi, xã Khánh Bình Tây. Ảnh: C.THANH
Bên cạnh đó, có rất nhiều mô hình sản xuất kinh doanh giỏi có hiệu quả cần được biểu dương và nhân rộng. Điển hình như ông Nguyễn Hoàng Sang, ấp 5, xã Khánh Bình Đông với nghề kinh doanh, dịch vụ xay xát lúa gạo, tạp hóa và sửa máy nổ, trừ chi phí còn lợi nhuận trên 150 triệu đồng/năm.

Ông Thạch Sol nhờ Nhà nước đầu tư vốn, thực hiện mô hình sản xuất có hiệu quả thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Hay ông Huỳnh Mác, người dân tộc Khmer ấp Kinh Đứng B, xã Khánh Hưng là nông dân sản xuất giỏi, thực hiện tốt cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư". Năm 2009, gia đình ông được công nhận gia đình văn hóa tiêu biểu.

Cùng chung sức xây dựng quê hương giàu đẹp

Truyền thống yêu nước và tinh thần đại đoàn kết chính là những tài sản quý báu để đưa một huyện vùng sâu không ngừng phát triển, đi lên. Đồng bào dân tộc Khmer vốn có truyền thống yêu nước, đức tính cần cù, chịu khó trong lao động để phát triển kinh tế gia đình.

Trên địa bàn huyện có 3 chùa Phật giáo Nam tông Khmer với 7 sư sãi. Tại các chùa này đều thành lập Ban quản trị chùa.

Nhiều năm qua Ban quản trị chùa cũng như phật tử chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và thực hiện tốt các chương trình, dự án hỗ trợ đồng bào dân tộc nghèo…

Đồng bào người Hoa từ lâu đã cùng với các dân tộc anh em góp sức xây dựng huyện Trần Văn Thời nói riêng và vùng đất U Minh Hạ nói chung. Bà con người Hoa có đức tính cần cù, có ý thức cộng đồng, đoàn kết giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn để xây dựng cuộc sống ổn định, phát triển.

Đồng bào dân tộc Chăm, Mường, Tày, Thái, Lào cũng gắn bó đoàn kết với đồng bào Kinh, Khmer, Hoa, tích cực phát triển sản xuất và tham gia các phong trào cách mạng ở địa phương.

Bên cạnh những nỗ lực của đồng bào dân tộc thiểu số, Đảng và Chính phủ tạo rất nhiều điều kiện để bà con vươn lên trong cuộc sống và đóng góp vào công cuộc đổi mới đất nước như: Chương trình 134, 135. Được biết, huyện đã xây dựng 7 chương trình, dự án hỗ trợ cho đồng bào dân tộc như: xây dựng 1.449 căn nhà, giải quyết hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, đầu tư vốn phát triển sản xuất hàng tỷ đồng để giải quyết việc làm, đầu tư trường, lớp cho con em người dân tộc học hành, vui chơi…

Huyện Trần Văn Thời có 44.523 hộ với hơn 184.000 khẩu. Người dân tộc thiểu số chiếm gần 18%, trong đó dân tộc Khmer 2.076 hộ với 9.619 khẩu; dân tộc Hoa có 123 hộ, với 589 khẩu, còn lại các dân tộc khác. 52 thương binh, 63 liệt sĩ, 4 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 2 anh hùng lực lượng vũ trang là người dân tộc.

Minh Kha - Chí Thanh - Tiệp Khắc