Thứ Hai, 3 tháng 11, 2008

PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER TRƯỚC VẬN HỘI MỚI





PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER TRƯỚC VẬN HỘI MỚI

Hòa thượng Dương Nhơn

Phó Pháp chủ kiêm PCT HĐTS GHPGVN

(Nguyên Đức ghi)

Qua hai cuộc hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông (PGNT) Khmer lần thứ nhất vào cuối năm 2004 tổ chức tại Sóc Trăng và cuộc hội nghị lần thứ hai tổ chức vào tháng 6 năm 2006 tại Cần Thơ, chúng ta đã có những tham luận rất thực tế và thống nhất lựa chọn một số giải pháp giúp cho định hướng hoạt động và phát triển của hệ phái PGNT Khmer; nhờ sự quan tâm đặc biệt của Ban TGCP ghi nhận và đệ đạt nguyện vọng của tập thể chư tăng và đồng bào PT, cùng với sự trợ duyên của thường trực HĐTS GHPGVN giúp đỡ nhiều mặt là tiền đề cho hệ phái PGNT Khmer vượt qua nhiều thách thức để cùng với các hệ phái trong ngôi nhà chung GHPGVN thắt chặt tình đoàn kết, tích cực hoạt động có hiệu quả các hoạt động Phật sự thể hiện trên nhiều lĩnh vực, trong đó chủ yếu là tu học, vận động bà con đồng bào PT chăm lo sản xuất, thực hành tiết kiệm, chấp hành tốt kỹ cương phép nước, hưởng ứng các chương trình mục tiêu do nhà nước đề ra là tích cực vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư qua sự hỗ trợ từcác chương trình 134,135 của Thủ Tướng Chính Phủ và những chính sách ưu đãi khác của các địa phương nhằm chăm lo cho đời sống và sinh hoạt của đồng bào dân tộc Khmer.

Với mục tiêu rút tỉa kinh nghiệm trong hoạt động Phật sự của hệ phái, cũng đồng thời thu thập ghi nhận những ý kiến đóng góp của chư tôn đức và các kiến nghị của chư tăng, nguyện vọng của đồng bào PT nên có sự thống nhất của Ban TGCP và TT HĐTS GHPGVN chuẩn bị kế họach tổ chức hội nghị; ngày 23-8, Ban Thường trực HĐTS có Thông tư số 357 tổ chức hội nghị chuyên đề PGNT Khmer, ngày 20-9 phát thư triệu tập hội nghị, ngày 23-9 phái đoàn của TT HĐTS GHPGVN và Vụ PG Ban TGCP đến Bạc Liêu cùng làm việc với TTBTS THPG Bạc Liêu, Sở Nội Vụ, các ngành chức năng để thống nhất công tác chuẩn bị hội nghị chuyên đề PGNT Khmer lần thứ 3 tại Bạc Liêu được tổ chức vào ngày 06-10.

Do có sự chuẩn bị chu đáo và cũng nhờ thành tựu đạt được từ thành quả của hai cuộc hội nghị nói trên, hội nghị lần nầy chúng ta có được tiền đề khá tốt giúp cho hệ phái PGNT Khmer có những bước tiến bộ quan trọng thể hiện ở nhiều mặt; như về mặt cơ cấu tổ chức nhân sự trong HĐCM GHPGVN, qua Đại hội Đại biểu PG toàn quốc nhiệm kỳ VI, hệ phái PGNT Khmer có 16 thành viên trong HĐCM, có 34 thành viên trong HĐTS và 22 trong các ban ngành viện trực thuộc và hầu hết đãm nhận các chuyên trách phù hợp khả năng và kiều kiện thực tế ; tại các BTS các tỉnh thành hội có PGNT Khmer sinh hoạt đều có sự tham gia của chư tôn giáo phẩm với các chức danh là Trưởng, Phó BTS đặc trách chuyên ngành. Đây là những thuận lợi cơ bản giúp chúng ta họat động và quản lý có hiệu quả hơn 450 tự viện với gần 8 ngàn chư tăng. HĐTS GHPG VN rất chú trọng đến công tác đào tạo giáo dục, hiện có gần 4 ngàn tăng sinh theo học các lớp sơ trung cấp Pali-Vini, hơn 650 theo học tại 4 phân hiệu trường TCPH là Bạc Liêu, Kiên Giang, Trà Vinh và An Giang; 69 sinh viên đang học năm 2 Học viện PGNT Khmer tại quận Ô Môn TP Cần Thơ. Ngoài ra tại hầu hết các chùa đều có mở lớp dạy tiếng Khmer cho con em đồng bào dân tộc và có nhiều nơi mở lớp dạy phổ cập cho các em trong dịp hè.Được biết Ban TGCP đã hỗ trợ số tiền 250 triệu đồng cho 50 lớp sơ cấp Pali-Vini. Phục vụ cho việc tu học Ban TGCP đã hỗ trợ và HĐTS GHPGVN đã thực hiện hợp đồng in ấn 52 đầu kinh sách với tổng giá trị trên 3,3 tỉ đồng và đã chuyển giao cho các tự viện PGNT thông qua BTS các tỉnh thành. Chư tăng và PT các chùa đã liên hệ và thỉnh được 188 bộ Đại tạng kinh từ Campuchia. Năm 2007, được sự cho phép của Ban TGCP, đoàn PGNT đã sang vương quốc Campuchia thỉnh 96 đầu kinh sách phục vụ cho việc giảng dạy học tập và nghiên cứu tại Học viện PGNT. Công tác giáo dục đào tạo tăng tài là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nên trung ương giáo hội luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cần thiết giúp chư tăng vừa nâng cao trình độ Phật học và thế học, bồi dưỡng kiến thức sư phạm, bồi dưỡng hành chánh trụ trì…, nói chung là nhằm giúp cho các vị có trình độ chuyên môn nhất định để chuyển tải giáo pháp Như Lai vào đời thường, đem ánh sáng văn hóa đến cho đồng bào dân tộc đặc biệt ở các vùng sâu,giúp nâng cao dân trí và cải thiện đời sống ngày một tốt hơn. Cũng đồng thời để hòan thiện tăng đoàn và giúp hệ phái PGNT Khmer phát triển đồng bộ ngang tầm thời đại trong ngôi nhà chung giáo hội, chúng tôi có gửi tăng sinh du học nước ngoài đồng thời không ngừng đầu tư cho sự nghiệp phát triển hệ thống giáo dục PG trong nước, tương lai chúng ta có thể nhận đào tạo tăng sinh cho PG các nước láng giềng. Mặc dù Học viện PGNT Khmer chưa được chính thức khởi công xây dựng, nhưng với kế hoạch hỗ trợ của nhà nước, sự trợ duyên của trung ương giáo hội và với sự nỗ lực quyết tâm của hệ phái PGNT Khmer, chúng tôi tin rằng mô hình phát triển của học viện trong tương lai sẽ là cơ sở giáo dục có tầm cở ở khu vực.Trước mắt chúng tôi tăng cường nhân sự điều hành, ngoài các môn học nội điển chúng tôi sẽ đưa vào một số bộ môn khoa học thực dụng, tin học, ngọai ngữ, lịch sử, văn học và nghiên cứu văn hóa của một số hệ phái, nghiên cứu văn hóa dân tộc, khuyến khích việc nghiên cứu dịch thuật và đề nghị thành lập một thư viện tổng hợp; chúng tôi cũng có đề nghị nên giao lưu với các học viện của PGVN và nếu được cho phép mở rộng quan hệ với các học viện PG ở nước ngoài để có sự học hỏi trau đổi kinh nghiệm.Vấn đề cũng hết sức quan trọng và tế nhị là chúng ta cần có nguồn tài chính dồi dào để giúp cho học viện hoạt động có hiệu quả cao hơn, đào tạo cung ứng ngày càng nhiều các vị tăng tài thạc đức phục vụ cho đạo và cống hiến cho đời.


Không có nhận xét nào: