1. Ngành VHTTDL Kiên Giang tham mưu cho Ban chỉ đạo các sự kiện VHTTDL năm 2008- 2010 tổ chức thành công 03 sự kiện VHTTDL của tỉnh hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia Mêkông Cần Thơ 2008 gồm: Lễ khánh thành tượng đài danh nhân Mạc Cửu gắn với kỷ niệm 10 năm thành lập thị xã Hà Tiên diễn ra nhiều hoạt động trong không gian rộng phục vụ khá tốt nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn của du khách trong và ngoài tỉnh. Ngoài đêm bế mạc trao giải thưởng Hội diễn văn nghệ tỉnh còn có Hội chợ triển lãm quốc tế, văn hóa ẩm thực, thả hoa đăng trên sông Đông Hồ, Giải đua xuồng, đua xe đạp, cầu lông, bóng chuyền… Lễ hội kỷ niệm 140 năm ngày hy sinh của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực có nhiều hoạt động lần đầu tiên được tổ chức, không gian Lễ hội trải dài gần như khắp các địa bàn trọng điểm của thành phố Rạch Giá. Đó là Đêm hội “Dệt chiếu Tà Niên” với việc giới thiệu chiếc chiếu dài 45 mét, rộng 1,8 mét và được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục chiếc chiếu dài nhất Việt Nam; là triển lãm 200 bức ảnh thật lộng lẫy trên đường phố với chủ đề “Kiên Giang- Đất nước- Con người”; là Hội thi tìm hiểu thân thế và sự nghiệp Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực có gần 100 em học sinh tham gia thi vòng loại và 20 em vào vòng chung kết; là Hội chợ văn hóa ẩm thực và phố đi bộ với các màn trình diễn pha chế rượu, các món ăn mang đậm nét văn hóa truyền thống của ba dân tộc Kinh, Hoa, Khmer của vùng quê Kiên Giang, các gian hàng quảng bá tiềm năng du lịch của các doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực; là Hội chợ- triển lãm; là các đêm biểu diễn nghệ thuật cải lương, hát bội, đờn ca tài tử, văn nghệ quần chúng, trò chơi dân gian; là tuần lễ ra quân làm sạch đẹp thành phố với khẩu hiệu bảo vệ môi trường sống, môi trường du lịch… Một lần nữa, Lễ hội Nguyễn Trung Trực tiếp tục thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa và xứng tầm của một Lễ hội văn hóa dân gian tiêu biểu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long khi thu hút khoảng 650 ngàn lượt khách tham dự. Ngày hội Văn hóa- Thể thao dân tộc Khmer tỉnh Kiên Giang lần thứ 2 năm 2008 tổ chức đúng vào dịp đón Lễ Ók om Bok với nhiều loại hình hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao vừa phong phú vừa đa dạng. Trong suốt ba ngày diễn ra lễ hội tại huyện Gò Quao đã có khoảng 100.000 lượt người, không chỉ là bà con dân tộc Khmer mà còn có người Kinh, Hoa, Chăm trong và ngoài tỉnh tham gia và hưởng thụ các hoạt động mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam bộ. Đến với Ngày hội, du khách được tham gia vào lễ cúng Trăng; xem các gian hàng trưng bày, triển lãm hình ảnh, hiện vật, các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp; thưởng thức các món ăn tại các gian hàng văn hóa ẩm thực và đắm mình vào không khí tưng bừng, đầy màu sắc của đêm liên hoan văn nghệ, thi làm giàn thủy lục đẹp và thi đấu bóng chuyền, bóng đá. Và chắc chắn, không ai có thể bỏ qua cuộc đua ghe ngo náo nhiệt, huyên náo cả một khúc sông Cái Lớn. Có một điều đặc biệt, Giải đua ghe ngo trong Ngày hội cũng là giải vô địch tỉnh nên có tới 22 ghe ngo nam, nữ tham gia đua tài. Ngày hội VHTT thêm một lần khẳng định tình đoàn kết gắn bó khăng khít của ba dân tộc Kinh, Hoa, Khmer ở Kiên Giang. 2. Đoàn Cải lương Nhân dân Kiên Giang tổ chức tốt hoạt động biểu diễn gây quỹ “Vì người nghèo” và phục vụ chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa thực hiện Quyết định 170 của Thủ tướng Chính phủ. Năm qua, Đoàn biểu diễn 07 suất thu được 680 triệu đồng, tương đương với việc cất được 68 căn nhà đại đoàn kết tặng cho người nghèo trong tỉnh. 3. Hội diễn văn nghệ quần chúng tỉnh Kiên Giang quy tụ 500 diễn viên không chuyên đến từ 12 huyện, thị, thành phố tổ chức tại huyện Kiên Lương và thị xã Hà Tiên. Đây là hội diễn khá thành công cả về quy mô tổ chức, chất lượng nghệ thuật, phục vụ tốt nhu cầu hưởng thụ văn hóa văn nghệ của quần chúng nhân dân. 4. Kiên Giang thí điểm xây dựng 5 câu lạc bộ nhóm phòng chống bạo lực gia đình tại xã Minh Hòa huyện Châu Thành và tổ chức 32 lớp tập huấn, tuyên truyền sâu rộng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, về công tác xây dựng gia đình trong thời kỳ mới, công tác xây dựng đời sống văn hóa… 5. Cử gần 300 nghệ nhân, nghệ sỹ, diễn viên, vận động viên tham dự Ngày hội VHTTDL lần thứ IV vùng đồng bào Khmer Nam bộ tại Cần Thơ với các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trang phục truyền thống, lễ hội dân gian, trưng bày triển lãm, văn hóa ẩm thực và 05 môn thể thao. Kết quả, Kiên Giang xếp hạng Nhì toàn đoàn về văn hóa nghệ thuật và hạng Nhất thể thao với 06 HCV, 03 HCB và 03 HCĐ. 6. Vận động viên Nguyễn Ngọc Trường Sơn đoạt HCB tại Giải vô địch cờ vua trẻ thế giới nhóm tuổi U.18. Ngoài ra em còn đoạt HCV đồng đội; Nguyễn Thị Bích Ngọc HCV đồng đội U.18; 03 HCB đồng đội của Vũ Thị Diệu Ái, Bùi Ngọc Ánh Thi (U.10) và Vũ Thị Diệu Uyên (U.8). Với thành tích xuất sắc này, đoàn Kiên Giang đóng góp rất lớn vào thành tích chung của Việt 7. Tại Giải vô địch cờ vua trẻ Đông Nam Á, Kiên Giang xếp thứ 3 sau thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội với 17 HCV và 02 HCĐ. Đây là thành tích tốt nhất từ trước tới nay của đoàn cờ vua Kiên Giang. 8. Kiên Giang xuất sắc dẫn đầu tại Giải vô địch đua thuyền truyền thống toàn quốc với 06 HCV, 05 HCB và 02 HCĐ. 9. Du lịch Kiên Giang đón 3.450.000 lượt khách, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2007; trong đó có 85.000 lượt khách quốc tế, tăng 15% so với cùng kỳ 2007. 10. Tháng 11/2008 Kiên Giang chính thức khai trương tuyến du lịch đường biển quốc tế Phú Quốc – Shihanouk Ville (Campuchia) đưa tàu du lịch 5 sao Jupiter Cruise cao 7 tầng, 400 buồng với tổng sức chứa 1.000 hành khách đi vào hoạt động. 11. Khởi công xây dựng cảng hàng không quốc tế Phú Quốc tại xã Dương Tơ có tổng diện tích 905,31 hécta, tổng mức đầu tư đến năm 2020 hơn 8 ngàn tỷ đồng và hơn 12 ngàn tỷ đồng đến năm 2030. Nhà ga hành khách có công suất 3 triệu hành khách/năm. 12. Tháng 12/2008 khai trương, đưa vào hoạt động hệ thống xe trượt ống hiện đại nhất Đông Nam Á tại khu du lịch Mũi Nai thị xã Hà Tiên với kinh phí 32 tỷ đồng. Bình Nguyên (Tổng hợp) |
Thứ Ba, 13 tháng 1, 2009
Kiên Giang: Những sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch nổi bật năm 2008
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét