30 năm sau khi chế độ diệt chủng do Pol Pot cầm đầu bị sụp đổ, phiên tòa đầu tiên xét xử tội phạm diệt chủng ở Campuchia do Liên hợp quốc (LHQ) bảo trợ đã chính thức được mở ngày 17/2.
Ước tính, khoảng hai triệu người Campuchia đã chết vì đói, vì lao động khổ cực và bị tàn sát trong thời kỳ bốn năm Khmer Đỏ bắt người dân từ thành phố về nông thôn. Nay, những tội ác tày trời này sẽ bị đưa ra trước ánh sáng công lý.
Ngày trọng đại
Phát biểu trước báo giới hôm 16/2, người phát ngôn Toà án xét xử Khmer Đỏ Reach Sambath nói: "Đây sẽ là ngày rất trọng đại với người dân Campuchia vì là phiên toà mà họ chờ đợi suốt 30 năm đang sắp diễn ra".
Phó đồng công tố viên vụ án, ông William Smith thì cho biết, trong ngày 17/2, các quan tòa sẽ quyết định những vấn đề thủ tục và nghe các cáo trạng. Ông William Smith nói: "Phiên tòa quyết định phiên xử sẽ tiến hành như thế nào và các loại bằng chứng mà công chúng sẽ được biết. Vì vậy, dĩ nhiên đây là một ngày quan trọng. Đây là lần đầu tiên có người được đưa ra để giải thích cho những hành động tàn ác của Khmer Đỏ".
Hơn một 1.000 người đã tới tham dự phiên tòa này. Hàng trăm nhà báo, quan sát viên quốc tế cũng đã tập trung tại trụ sở tòa án để chứng kiến phiên xử. Bị cáo là Kaing Guek Eav, 67 tuổi, có biệt danh là Duch, từng là giám đốc nhà tù S-21 khét tiếng ở Phnom Penh.
Quang cảnh phiên tòa xét xử Kaing Guek Eav tại Phnom Penh
Thông tin từ báo chí cho biết, Duch bị cáo buộc đã chỉ huy các vụ thảm sát và tra tấn ít nhất 16.000 tù nhân trong những năm 1975-1979. Chỉ có 14 tù nhân trong số này được cho là đã thoát chết. Nhiều nhân chứng kể lại rằng, nơi mà Duch dùng để tử hình các tù nhân từng được gọi là "Cánh đồng chết".
Trước khi bị chuyển giao cho Tòa án xử tội diệt chủng ở Campuchia, Duch đã bị giam giữ tại một nhà tù quân sự từ ngày 10/5/1999. Trong thời gian chuẩn bị cho phiên tòa, cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ này đã hợp tác với các nhà điều tra và hứa sẽ tiết lộ một số thông tin quan trọng về các quyết định của nhóm thủ lĩnh Khmer Đỏ.
Người ta hy vọng, thông tin của Duch có thể giúp cho những phiên xét xử dự kiến diễn ra vào cuối năm nay về 3 bị đơn khác. Do đó, lần này, Duch xuất hiện vừa với tư cách bị đơn, vừa là nhân chứng. Hắn đã được đưa tới tòa án bằng một xe chống đạn.
Gian nan con đường tìm công lý
Trước khi phiên tòa diễn ra, nhiều nạn nhân, thân nhân các nạn nhân của chế độ diệt chủng đã e ngại những bị đơn, hiện đã lớn tuổi và ốm yếu, có thể chết trước khi phải đối mặt với công lý. Tương lai phiên tòa xét xử Khmer Đỏ chỉ được bảo đảm khi Ngoại trưởng Nhật Bản Hirofumi Nakasone hôm 11/1 cam kết với Thủ tướng Campuchia Hun Sen về khoản đóng góp 21 triệu USD để vận hành tòa án này. Vì thế, sau hơn một thập niên đấu tranh, việc mở phiên tòa phúc thẩm xét xử cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ là một bước đột phá và là một phần trong nỗ lực của chính phủ Campuchia trong việc trừng phạt những kẻ phải chịu trách nhiệm về cái chết của khoảng 2 triệu người dân nước này.
Theo hồ sơ được các công tố viên Campuchia nộp lên tòa án xét xử các tội ác diệt chủng hồi năm 2007, 5 thủ lĩnh cấp cao của Khmer Đỏ bị cáo buộc tội ác chống lại loài người gồm: Pol Pot (đã chết năm 1998), Nuon Chea, Ieng Sary, Khieu Samphan và Duch. Những tên này đều phạm những tội danh sau: hành quyết các cựu chiến binh, công chức và giới trí thức; đày 3 triệu dân Phnom Penh và người dân ở các thành phố khác vào trại tập trung khiến hơn 10.000 người chết vì đói và kiệt sức; đày dân vào các trại tập trung và biến họ thành nô lệ; thảm sát các nhóm chủng tộc và những nhóm người thuộc nhiều nước đã định cư lâu đời ở Campuchia như người Chăm, người Việt, người Hoa, người Thái, người Lào…
Các số liệu thống kê cho thấy, sau các cuộc tàn sát, nhóm người Chăm theo đạo Hồi, các nhóm thiểu số thuộc dân tộc Thái và Lào bị mất 1/3; nhóm người Hoa mất một nửa; hơn 100.000 người Việt bị trục xuất vào năm 1975 và khoảng 10.000 người khác bị giết. Các tu sĩ Phật giáo cũng bị loại bỏ với cùng một vẻ lạnh lùng, tàn ác như thế: hàng ngàn thầy tu bị hành quyết và chùa chiền bị đốt phá…
Những bằng chứng về tội ác diệt chủng chống lại loài người này hiện đang được lưu giữ trong hơn 300.000 trang tài liệu tịch thu từ Khmer Đỏ. Giới quan sát nhận định, phiên tòa xét xử Duch được coi là thắng lợi đầu tiên của chính quyền Campuchia trong hơn một thập kỷ đấu tranh tìm lại công lý cho nạn nhân và thân nhân các nạn nhân của chế độ diệt chủng Pol Pot.
Campuchia vừa cho xuất bản một cuốn sách giáo khoa đầu tiên về "Cánh đồng chết" nhằm giáo dục cho giới trẻ biết về giai đoạn từ năm 1975-1979, khi Khmer Đỏ nắm quyền và giết chết 2 triệu người. Trước mắt, hơn 500.000 cuốn sách này sẽ được phát hành trong năm 2009 và được đưa vào chương trình dạy học ở bậc trung học.
Hiện tại, Bộ Giáo dục Campuchia đang xem xét đề án sử dụng các tư liệu lịch sử và hình ảnh về các phiên tòa sắp tới để đưa vào giới thiệu trong các lớp ở bậc sơ học và tiểu học.
Trước khi bị chuyển giao cho Tòa án xử tội diệt chủng ở Campuchia, Duch đã bị giam giữ tại một nhà tù quân sự từ ngày 10/5/1999. Trong thời gian chuẩn bị cho phiên tòa, cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ này đã hợp tác với các nhà điều tra và hứa sẽ tiết lộ một số thông tin quan trọng về các quyết định của nhóm thủ lĩnh Khmer Đỏ.
Người ta hy vọng, thông tin của Duch có thể giúp cho những phiên xét xử dự kiến diễn ra vào cuối năm nay về 3 bị đơn khác. Do đó, lần này, Duch xuất hiện vừa với tư cách bị đơn, vừa là nhân chứng. Hắn đã được đưa tới tòa án bằng một xe chống đạn.
Gian nan con đường tìm công lý
Trước khi phiên tòa diễn ra, nhiều nạn nhân, thân nhân các nạn nhân của chế độ diệt chủng đã e ngại những bị đơn, hiện đã lớn tuổi và ốm yếu, có thể chết trước khi phải đối mặt với công lý. Tương lai phiên tòa xét xử Khmer Đỏ chỉ được bảo đảm khi Ngoại trưởng Nhật Bản Hirofumi Nakasone hôm 11/1 cam kết với Thủ tướng Campuchia Hun Sen về khoản đóng góp 21 triệu USD để vận hành tòa án này. Vì thế, sau hơn một thập niên đấu tranh, việc mở phiên tòa phúc thẩm xét xử cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ là một bước đột phá và là một phần trong nỗ lực của chính phủ Campuchia trong việc trừng phạt những kẻ phải chịu trách nhiệm về cái chết của khoảng 2 triệu người dân nước này.
Theo hồ sơ được các công tố viên Campuchia nộp lên tòa án xét xử các tội ác diệt chủng hồi năm 2007, 5 thủ lĩnh cấp cao của Khmer Đỏ bị cáo buộc tội ác chống lại loài người gồm: Pol Pot (đã chết năm 1998), Nuon Chea, Ieng Sary, Khieu Samphan và Duch. Những tên này đều phạm những tội danh sau: hành quyết các cựu chiến binh, công chức và giới trí thức; đày 3 triệu dân Phnom Penh và người dân ở các thành phố khác vào trại tập trung khiến hơn 10.000 người chết vì đói và kiệt sức; đày dân vào các trại tập trung và biến họ thành nô lệ; thảm sát các nhóm chủng tộc và những nhóm người thuộc nhiều nước đã định cư lâu đời ở Campuchia như người Chăm, người Việt, người Hoa, người Thái, người Lào…
Các số liệu thống kê cho thấy, sau các cuộc tàn sát, nhóm người Chăm theo đạo Hồi, các nhóm thiểu số thuộc dân tộc Thái và Lào bị mất 1/3; nhóm người Hoa mất một nửa; hơn 100.000 người Việt bị trục xuất vào năm 1975 và khoảng 10.000 người khác bị giết. Các tu sĩ Phật giáo cũng bị loại bỏ với cùng một vẻ lạnh lùng, tàn ác như thế: hàng ngàn thầy tu bị hành quyết và chùa chiền bị đốt phá…
Những bằng chứng về tội ác diệt chủng chống lại loài người này hiện đang được lưu giữ trong hơn 300.000 trang tài liệu tịch thu từ Khmer Đỏ. Giới quan sát nhận định, phiên tòa xét xử Duch được coi là thắng lợi đầu tiên của chính quyền Campuchia trong hơn một thập kỷ đấu tranh tìm lại công lý cho nạn nhân và thân nhân các nạn nhân của chế độ diệt chủng Pol Pot.
Campuchia vừa cho xuất bản một cuốn sách giáo khoa đầu tiên về "Cánh đồng chết" nhằm giáo dục cho giới trẻ biết về giai đoạn từ năm 1975-1979, khi Khmer Đỏ nắm quyền và giết chết 2 triệu người. Trước mắt, hơn 500.000 cuốn sách này sẽ được phát hành trong năm 2009 và được đưa vào chương trình dạy học ở bậc trung học.
Hiện tại, Bộ Giáo dục Campuchia đang xem xét đề án sử dụng các tư liệu lịch sử và hình ảnh về các phiên tòa sắp tới để đưa vào giới thiệu trong các lớp ở bậc sơ học và tiểu học.
Sông Thương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét