Thứ Tư, 25 tháng 2, 2009

Sóc Trăng cần tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế


Ngày 25-2, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Sóc Trăng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2008, việc triển khai thực hiện Nghị quyết 49-NQ/T.Ư của Bộ Chính trị về chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020.

Cùng làm việc với Chủ tịch nước có Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Nguyễn Văn Chiền, đại diện lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.


Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đề nghị tỉnh Sóc Trăng cần tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Dù là tỉnh thuần nông, nhưng tỷ trọng nông nghiệp, thủy sản chiếm hơn 50% cơ cấu kinh tế như hiện nay là khá cao. Tỉnh cần phát huy thế mạnh của cơ sở nghiên cứu, lai tạo giống lúa mới để ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp; tiếp tục đẩy mạnh nuôi tôm theo hướng công nghiệp, qua đó thu hẹp bớt diện tích nuôi trồng nhưng vẫn bảo đảm tăng về sản lượng, giá trị hàng hóa. Chủ tịch nước đánh giá, sắp tới Sóc Trăng rất thuận lợi về thu hút đầu tư, nhờ có hạ tầng giao thông thuận tiện khi sân bay Trà Nóc, cầu Cần Thơ hoàn thành. Vì vậy, ngay từ bây giờ, tỉnh cần tích cực cải thiện môi trường đầu tư, chuẩn bị tốt hạ tầng để thu hút các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.


Về những hạn chế, yếu kém của Sóc Trăng, Chủ tịch nước cho rằng, khó khăn hiện nay là quy mô kinh tế của tỉnh còn nhỏ, sức cạnh tranh còn yếu. GDP bình quân đầu người mới bằng khoảng ba phần tư mức bình quân cả nước. Vì vậy, bên cạnh nỗ lực của địa phương, Chủ tịch nước đề nghị các bộ, ngành Trung ương tích cực hỗ trợ Sóc Trăng trong một số dự án lớn như cảng nước sâu, khu kinh tế biển. Cảng nước sâu và khu kinh tế biển sẽ tạo kết cấu hạ tầng phục vụ việc sản xuất và vận chuyển hàng hóa, giảm chi phí đầu vào và hạ giá thành sản phẩm, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng, vùng Tây Nam Bộ nói chung.


Trong bối cảnh kinh tế trong nước, thế giới còn nhiều phức tạp, diễn biến khó lường, Chủ tịch nước lưu ý tỉnh Sóc Trăng cần quan tâm hơn nữa bảo đảm ổn định đời sống, các điều kiện hưởng thụ văn hóa, xã hội cơ bản cho người dân, đặc biệt là đối với đồng bào Khmer. Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào Khmer ở Sóc Trăng còn cao. Các cấp chính quyền cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động để nhân dân hiểu rõ các chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước, tập trung chăm lo sản xuất, nâng cao đời sống, không bị kẻ xấu lôi kéo, kích động.


Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết hoan nghênh cố gắng của khối tư pháp tỉnh Sóc Trăng trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 49-NQ/T.Ư. Các cấp chính quyền, cơ quan tư pháp đã có chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, tổ chức, bộ máy từng bước được kiện toàn, thực hiện tốt quy chế phối hợp trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và giải quyết các loại án, khiếu kiện tư pháp. Chủ tịch nước đề nghị các ngành chức năng của tỉnh cần chú trọng kiện toàn tổ chức bộ máy tư pháp, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề của đội ngũ cán bộ tư pháp; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc của các cơ quan tư pháp.


Ðến thăm Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng, chùa Mahatup (chùa Dơi), chùa Khleang Sóc Trăng và trường Bổ túc văn hóa trung cấp Pali Nam Bộ, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết hoan nghênh Hội đoàn kết sư sãi yêu nước và các sư sãi Phật giáo nam tông Khmer đã tích cực tổ chức nhiều hoạt động củng cố tình đoàn kết giữa người có đạo và người không theo đạo, giữa đồng bào Khmer và các dân tộc khác ở tỉnh. Ðặc biệt, Hội đã tích cực đấu tranh, ngăn chặn các luận điệu kích động đồng bào Khmer chống Nhà nước, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Chủ tịch nước nhấn mạnh: Ðoàn kết vốn là truyền thống quý báu của dân tộc ta, có ý nghĩa hết sức to lớn. Nhờ sự đoàn kết, chúng ta đã đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác. Không có gì có thể chia rẽ đồng bào Khmer với đồng bào các dân tộc khác.


Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vui mừng khi thấy cuộc sống của bà con Khmer ở Sóc Trăng ngày càng được nâng cao. Các cấp chính quyền quan tâm, tạo thuận lợi cho sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân, hỗ trợ xây dựng nhiều công trình thờ tự. Các chùa Phật giáo nam tông Khmer thường xuyên tổ chức những chương trình hướng dẫn đồng bào nắm bắt khoa học kỹ thuật nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao trong lao động sản xuất; động viên nhau trong cuộc sống, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo. Khẳng định chủ trương của Ðảng và Nhà nước là tạo điều kiện cho những người tu hành hoạt động theo đúng Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, theo luật của đạo, Chủ tịch nước mong đồng bào Khmer luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Ðảng, cùng các dân tộc anh em xây dựng đất nước.

TTXVN

Đại đoàn kết để phát triển địa phương

(SGGP). – Ngày 25-2, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã đến thăm và làm việc tại tỉnh Sóc Trăng. Chủ tịch nước đã thăm và tặng quà cho Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng và chùa Dơi. Chủ tịch nước biểu dương các vị hòa thượng, sư sãi đã gắn kết với người dân sống “tốt đời, đẹp đạo”, tổ chức nhiều hoạt động xã hội thiết thực góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh và hạ tỷ lệ hộ Khmer nghèo toàn tỉnh xuống còn 28%.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết động viên Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước Sóc Trăng và các chùa tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ con em đồng bào Khmer trong học tập, từng bước nâng cao trình độ học vấn trong cộng đồng người Khmer Nam bộ. Dịp này, Chủ tịch nước đã trao nhiều phần quà tặng đại diện chùa Khơ-leng và chùa Dơi.

Chiều cùng ngày, tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Sóc Trăng. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết yêu cầu tỉnh Sóc Trăng quyết liệt đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Chuẩn bị cơ sở hạ tầng, đưa ra chính sách thông thoáng để thu hút mạnh các nguồn đầu tư trong và ngoài nước, trong đó, phải có bước đột phá trong thu hút đầu tư lĩnh vực giao thông.

Cùng ngày, đến thăm và làm việc với Công ty cổ phần Thủy sản Sóc Trăng (Stapimex), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã gợi ý cho lãnh đạo công ty liên kết, đầu tư với nông dân nuôi tôm sú để hình thành các vùng nuôi tôm phát triển bền vững.

CAO PHONG

Sóc Trăng: Trên 64 tỉ đồng hỗ trợ tín dụng cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo



Thực hiện chính sách an sinh xã hội theo Quyết định 31,32 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Sóc Trăng dự kiến hỗ trợ trên 64 tỉ đồng hỗ trợ tín dụng giai đoạn 2009-2010 cho các hộ nghèo người dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn tỉnh.

Ông Lê Văn Cần, Phó chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Để nguồn vốn tín dụng theo các Quyết định của Chính phủ thực sự phát huy hiệu quả, ngay từ cuối năm 2008, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương rà soát lại các hộ nghèo và cận nghèo cũng như những hộ nghèo mới phát sinh để kịp thời giúp bà con tạo công ăn việc làm ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, các đoàn thể và các ngành cùng bà con xây dựng các mô hình sản xuất phù hợp với năng lực từng hộ và theo nhu cầu phát triển kinh tế của từng vùng miền; bảo đảm các hộ được vay đều sử dụng vốn đúng mục đích, tăng thu nhập cho bà con.

Nét mới của việc sử dụng nguồn vốn năm nay là tùy theo điều kiện các địa phương tiến hành chọn ấp làm thí điểm để xây dựng các mô hình sản xuất đạt hiệu quả từ đó nhân rộng mô hình ra từng xã, phường. Hiện nay, đã có 73 mô hình sản xuất đang phát huy hiệu quả như trồng rau, màu sạch, chăn nuôi các loại như tôm càng xanh, các loại cá đồng có giá trị kinh tế cao cho thu nhập ổn định... và có gần 6.000 hộ đang hưởng lợi để thoát nghèo một cách bền vững.

TẤN HUẤN (TTXVN)

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Sóc Trăng cần tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế




Ngày 25-2, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Sóc Trăng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2008, việc triển khai thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020. Cùng làm việc với Chủ tịch nước có Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Nguyễn Văn Chiền, đại diện lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đề nghị tỉnh Sóc Trăng cần tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Dù là tỉnh thuần nông, nhưng tỷ trọng nông nghiệp, thủy sản chiếm trên 50% cơ cấu kinh tế như hiện nay là khá cao. Tỉnh cần phát huy tối đa thế mạnh của cơ sở nghiên cứu, lai tạo giống lúa mới để ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp; tiếp tục đẩy mạnh nuôi tôm theo hướng công nghiệp, qua đó thu hẹp bớt diện tích nuôi trồng nhưng vẫn bảo đảm tăng về sản lượng, giá trị hàng hóa. Chủ tịch nước đánh giá Sóc Trăng tới đây rất thuận lợi về thu hút đầu tư, nhờ có hạ tầng giao thông thuận tiện khi sân bay Trà Nóc, cầu Cần Thơ hoàn thành. Vì vậy, ngay từ bây giờ, tỉnh cần tích cực cải thiện môi trường đầu tư, chuẩn bị tốt hạ tầng để thu hút các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến thăm Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: NGUYỄN KHANG - TTXVN

Trong bối cảnh kinh tế trong nước, thế giới còn nhiều phức tạp, diễn biến khó lường, Chủ tịch nước lưu ý tỉnh Sóc Trăng cần quan tâm hơn nữa bảo đảm ổn định đời sống, các điều kiện hưởng thụ văn hóa, xã hội cơ bản cho người dân, đặc biệt là đối với đồng bào Khmer. Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào Khmer ở Sóc Trăng còn cao. Các cấp chính quyền cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động để nhân dân hiểu rõ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tập trung chăm lo sản xuất, nâng cao đời sống, không bị kẻ xấu lôi kéo, kích động.

Dịp này, Chủ tịch nước đã đến thăm Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng, chùa Mahatup (chùa Dơi), chùa Khleang Sóc Trăng và trường Bổ túc văn hóa trung cấp Pali Nam Bộ, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết hoan nghênh Hội đoàn kết sư sãi yêu nước và các sư sãi Phật giáo nam tông Khmer đã tích cực tổ chức nhiều hoạt động củng cố tình đoàn kết giữa người có đạo và người không theo đạo, giữa đồng bào Khmer và các dân tộc khác ở tỉnh. Chủ tịch nước mong đồng bào Khmer luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, cùng các dân tộc anh em xây dựng đất nước.

DƯƠNG ĐỨC DŨNG (TTXVN)

Các nghệ nhân Khmer tham gia khôi phục Chùa Dơi



Sau gần một năm khởi công, đến nay hơn 70% các hạng mục của công trình khôi phục, tu bổ ngôi chánh điện Chùa Dơi (Mahatup) tỉnh Sóc Trăng đã hoàn thành sớm hơn dự kiến 3 tháng. Hiện nay các nghệ nhân Khmer đang khẩn trương hoàn thành các hạng mục phụ như vẽ hoa văn trên tường, lót nền, lợp ngói và sơn phết. Dự kiến trong tháng 6 năm 2009, ngôi chánh điện chùa sẽ được khôi phục nguyên trạng ban đầu để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của bà con dân tộc Khmer và khách du lịch trong và ngoài nước đến viếng.

Ông Sơn Lương, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch cho biết: Kinh phí khôi phục Chùa Dơi - di tích văn hóa cấp quốc gia, bị cháy vào tháng 8-2007 đã được Trung ương hỗ trợ trên 2 tỉ đồng để khôi phục nguyên trạng ngôi chánh điện. Ngoài ra, UBND tỉnh còn đầu tư thêm 2 tỉ đồng để chỉnh trang cảnh quan sinh thái của chùa như cải tạo nâng cấp ao cá, hồ sen bờ kè, nhà vệ sinh, rãnh thoát nước, san lấp mặt bằng trong khuôn viên chùa... nhằm tôn tạo thêm vẻ đẹp văn hóa cổ kính chùa chiền cũng như nét đặc trưng văn hóa dân tộc của bà con Khmer Nam bộ.

Được biết, Chùa Dơi là nơi cư trú lâu đời của hàng ngàn con dơi quạ lớn quý hiếm có tên trong sách đỏ cần được bảo tồn trên thế giới hiện nay và là niềm tự hào của người dân địa phương, nơi duy nhất ở nước ta có loài động vật quý hiếm này sinh sống và cư trú.

TẤN HUẤN (TTXVN)

Thứ Năm, 19 tháng 2, 2009

NHỮNG NÔNG DÂN KHMER THỜI HIỆN ĐẠI

Những năm qua, Sóc Trăng xuất hiện ngày càng nhiều nông dân người Khmer áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tạo chuyển biến mạnh mẽ trên mặt trận nông nghiệp. Xin giới thiệu hai người trong số họ.

Anh Kim Thái Thông ở ấp Bưng Thum, xã Long Phú (Long Phú) là một trong những hộ sản xuất, kinh doanh giỏi. Nhờ biết cách làm ăn, chi tiêu tiết kiệm, đến nay gia đình anh đã có 44ha đất chuyên trồng lúa. Vụ hè thu vừa qua, trong khi nhiều mảnh ruộng của bà con chung quanh bị rầy nâu, bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá, ruộng lúa của anh vẫn bình an vô sự vì anh đã áp dụng kỹ thuật “ba tăng - ba giảm” và quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), chăm sóc đúng cách. Cũng nhờ sử dụng giống lúa có tính kháng rầy nên năm nào anh cũng có lời hơn 200 triệu đồng.

Ở ấp Phước An, xã Phú Tân (Mỹ Tú) ai cũng biết anh Thạch Bal, một nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi nhiều năm liền. Năm 1986, Bal lập gia đình, đến năm 1990, anh dành dụm được 500.000 đồng và mượn của người quen 2.000m2 đất để trồng dưa hấu. Cuối vụ anh thu được 8 tấn trái, bán với giá 2.000 đồng/kg, trừ chi phí còn lời gần 12 triệu đồng. Từ đó, anh vận động bà con áp dụng mô hình 2 lúa một màu, anh là người tập huấn kỹ thuật. Đến nay, gia đình anh đã có 20 công ruộng, sản xuất lúa hai vụ kết hợp với trồng màu, 0,5ha ao nuôi cá kết hợp trồng sen, trên bờ trồng bưởi Năm Roi. Với mô hình trên, gia đình anh Bal có thu nhập trên 120 triệu đồng/năm.
Qua những điển hình trên, chúng ta có thể thấy: Để có thu nhập cao không khó, điều quan trọng là biết lựa chọn mô hình phù hợp và áp dụng tiến bộ kỹ thuật.
Phương Nghi

NGHỆ SỸ PHOLLY NHIỆT TÂM VỚI NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG KHMER

Nhiều người yêu mến nghệ thuật Khmer Kiên Giang đều biết đến anh Danh Phol Ly. Bởi lẻ, anh không chỉ là nhạc công mà còn là nghệ sĩ sáng tác, phối khí, hòa âm và là cán bộ quản lý của Đoàn nghệ thuật Khmer Kiên Giang. Trong suốt 15 năm tham gia công tác ở Đoàn nghệ thuật Khmer Kiên Giang, anh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống yêu văn hóa, nghệ thuật dân tộc, anh có ước muốn nối nghiệp cha từ khi còn rất nhỏ. Cha anh là Danh Tiểu và mẹ là Thị Kiêu, ở xã Định An, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang ( Một xã có đến 90% dân số là đồng bào dân tộc Khmer và có truyền thống hát dù kê ), đã tham gia tích cực phong trào văn hoá nghệ thuật Khmer tại địa phương.

Theo lời kể của một số bà con trong xã Định An, thì ông Danh Tiểu và bà Thị Kiêu, là hai thành viên nồng cốt duy trì và phát triển phong trào văn hóa nghệ thuật quần chúng ở địa phương. Năm lên 6 tuổi ( 1979 ), đang còn học ở bậc tiểu học, mỗi buổi chiều, hoặc trong những ngày diễn ra lễ hội, Phol Ly từng xem những buổi biểu diễn văn nghệ, múa dù kê, anh rất tích thú và mơ ước khi lớn lên trở thành nhạc công, nghệ sĩ nối nghiệp cha, mẹ. Đây chính là động lực giúp anh trở thành một nhạc công, một thành viên đa năng của Đoàn nghệ thuật Khmer Kiên Giang sau này.
Sau khi tốt nghiệp PTTH, anh được vào công tác ở Đoàn nghệ thuật Khmer. Năm 18 tuổi, đơn vị cử anh đi học lớp Trung cấp âm nhạc ở tỉnh Sóc Trăng. Sau khi tốt nghiệp Trung cấp âm nhạc năm ( 1994 ), anh trở về tiếp tục công tác ở Đoàn nghệ thuật Khmer Kiên Giang, giữ các chức vụ Tổ trưởng tổ nhạc công; Phó chủ tịch công đoàn; Phó trưởng phòng nghiệp vụ Đoàn nghệ thuật Khmer Kiên Giang. Dù ở vị trí nào, anh cũng luôn cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Anh là một nhạc công thuộc thế hệ trẻ, luôn tìm tòi học hỏi, nghiên cứu, sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật Khmer. Anh là thành viên năng nổ, tích cực xuống giúp địa phương sáng tác nhạc ca khúc, phối khí nhạc múa cho nghệ thuật quần chúng tham gia liên hoan văn hóa, văn nghệ tại các huyện trong tỉnh Kiên Giang đạt hiệu quả tốt. Đồng thời, anh đã phối khí, hòa âm dựng chương trình cho đơn vị tham gia giao lưu bản sắc văn hóa các vùng, miền toàn Quốc năm 2008 tại Hà Nội.
Tâm sự với anh tôi anh cho biết:” Mình sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống nghệ thuật Khmer, thì mình phải có trách nhiệm noi theo nghiệp của ông cha mình truyền dạy, hơn nữa, hiện nay, văn hóa nghệ thuật Khmer có su hướng mai một, là người có tình yêu quê hương, đất nước thì phải có trách nhiệm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc’’
Hiện nay, lãnh đạo Đoàn nghệ thuật Khmer Kiên Giang, đang tạo mọi điều kiện để anh Phol Ly phát huy khả năng của mình, phục vụ tốt cho loại hình nghệ thuật Khmer. Trao đổi với chúng tôi, Ông Đào Chuông, Trưởng đoàn nghệ thuật Khmer Kiên Giang nói:” Anh Danh Phol Ly, là một cán bộ luôn cầu tiến, hết lòng vì nghệ thuật Khmer, hiện đang theo học Đại học quản lý văn hóa ở Kiên Giang. Đối với công việc, anh luôn thể hiện trách nhiệm cao; đối với đồng nghiệp, anh luôn hòa đồng, nhiệt tình giúp đỡ”. Với những cố gắng phấn đấu, năm 2005, anh đạt được danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; năm 2006, được nhận bằng khen của UBND tỉnh Kiên Giang; năm 2007, được Bộ văn hóa, thể thao và du lịch tặng bằng khen .
Đinh Văn Mạnh

Công tác chăm lo gia đình chính sách, hộ nghèo, đồng bào dân tộc Khmer



Đối tượng chính sách, hộ nghèo, đồng bào dân tộc Khmer còn khó khăn về đời sống, chiếm tỷ lệ khá lớn trong cộng đồng dân cư; vì thế cùng với chủ trương tập trung đầu tư xây dựng, phát triển, Tỉnh uỷ cũng tập trung chỉ đạo công tác xóa đói giảm nghèo, chăm lo gia đình chính sách, coi đây là nhiệm vụ xã hội vô cùng bức xúc.

Sau 5 năm thực hiện, với nhiều hình thức, biện pháp vận động trong các tầng lớp nhân dân, trong các doanh nghiệp, các tổ chức nhân đạo và sự hỗ trợ của Chính phủ, công tác xóa đói giảm nghèo, chăm lo gia đình chính sách đã có sự chuyển biến rất tích cực.



Trong 5 năm với nguồn vốn vận động được hơn 206 tỷ đồng, tỉnh đã xây dựng được 2.909 căn nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách, 9.723 căn nhà tình thương cho hộ nghèo và đồng bào dân tộc Khmer gặp khó khăn về nhà ở; ngoài ra còn sửa chữa, nâng cấp 3.308 căn nhà cho hộ Khmer và hộ nghèo. Có thể nói, đến năm 2008 Hậu Giang cơ bản hoàn thành chỉ tiêu xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa trong toàn tỉnh. Song song với sự hỗ trợ về cơ sở vật chất, 5 năm qua, tỉnh triển khai nhiều biện pháp tăng nhanh khả năng thu hút lao động đi đôi với đào tạo nghề, tạo việc làm, tạo điều kiện cho người lao động, sản xuất, kinh doanh và tham gia thị trường xuất khẩu lao động, trong năm năm đã giải quyết được việc làm cho 96.779 lao động, trong đó xuất khẩu lao động là 449 người, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề chiếm 13,1% tổng số lao động.
Cuộc sống đồng bào tôn giáo được tỉnh quan tâm. Chủ trương, chính sách về tôn giáo và tín ngưỡng được thể hiện rõ nét trong việc tỉnh đã cho phép tổ chức những lễ hội như: Lễ Phật Đản, Lễ Giáng sinh; cho phép các tổ chức tôn giáo hoạt động theo Pháp lệnh Tôn giáo và Tín ngưỡng của Nhà nước. Nhìn chung, đồng bào có đạo sống đoàn kết, chí thú làm ăn, thực hiện tôn chỉ “sống tốt đời, đẹp đạo” để cùng nhân dân trong tỉnh xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.


Tỉnh chủ trương đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng với mục tiêu hỗ trợ phát triển sản xuất để nâng dần mức sống của người dân ở các xã nghèo, vùng sâu, vùng khó khăn theo hướng phát triển bền vững, chống tái nghèo, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo hàng năm, đến cuối năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 13,66%. Đây là sự cố gắng, thành tích rất lớn của công tác xoá đói giảm nghèo ở Hậu Giang.

Campuchia: Xét xử cựu thủ lĩnh Khmer đỏ


30 năm sau khi chế độ diệt chủng do Pol Pot cầm đầu bị sụp đổ, phiên tòa đầu tiên xét xử tội phạm diệt chủng ở Campuchia do Liên hợp quốc (LHQ) bảo trợ đã chính thức được mở ngày 17/2.
Ước tính, khoảng hai triệu người Campuchia đã chết vì đói, vì lao động khổ cực và bị tàn sát trong thời kỳ bốn năm Khmer Đỏ bắt người dân từ thành phố về nông thôn. Nay, những tội ác tày trời này sẽ bị đưa ra trước ánh sáng công lý.
Ngày trọng đại
Phát biểu trước báo giới hôm 16/2, người phát ngôn Toà án xét xử Khmer Đỏ Reach Sambath nói: "Đây sẽ là ngày rất trọng đại với người dân Campuchia vì là phiên toà mà họ chờ đợi suốt 30 năm đang sắp diễn ra".
Phó đồng công tố viên vụ án, ông William Smith thì cho biết, trong ngày 17/2, các quan tòa sẽ quyết định những vấn đề thủ tục và nghe các cáo trạng. Ông William Smith nói: "Phiên tòa quyết định phiên xử sẽ tiến hành như thế nào và các loại bằng chứng mà công chúng sẽ được biết. Vì vậy, dĩ nhiên đây là một ngày quan trọng. Đây là lần đầu tiên có người được đưa ra để giải thích cho những hành động tàn ác của Khmer Đỏ".
Hơn một 1.000 người đã tới tham dự phiên tòa này. Hàng trăm nhà báo, quan sát viên quốc tế cũng đã tập trung tại trụ sở tòa án để chứng kiến phiên xử. Bị cáo là Kaing Guek Eav, 67 tuổi, có biệt danh là Duch, từng là giám đốc nhà tù S-21 khét tiếng ở Phnom Penh.


Quang cảnh phiên tòa xét xử Kaing Guek Eav tại Phnom Penh

Thông tin từ báo chí cho biết, Duch bị cáo buộc đã chỉ huy các vụ thảm sát và tra tấn ít nhất 16.000 tù nhân trong những năm 1975-1979. Chỉ có 14 tù nhân trong số này được cho là đã thoát chết. Nhiều nhân chứng kể lại rằng, nơi mà Duch dùng để tử hình các tù nhân từng được gọi là "Cánh đồng chết".
Trước khi bị chuyển giao cho Tòa án xử tội diệt chủng ở Campuchia, Duch đã bị giam giữ tại một nhà tù quân sự từ ngày 10/5/1999. Trong thời gian chuẩn bị cho phiên tòa, cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ này đã hợp tác với các nhà điều tra và hứa sẽ tiết lộ một số thông tin quan trọng về các quyết định của nhóm thủ lĩnh Khmer Đỏ.
Người ta hy vọng, thông tin của Duch có thể giúp cho những phiên xét xử dự kiến diễn ra vào cuối năm nay về 3 bị đơn khác. Do đó, lần này, Duch xuất hiện vừa với tư cách bị đơn, vừa là nhân chứng. Hắn đã được đưa tới tòa án bằng một xe chống đạn.
Gian nan con đường tìm công lý
Trước khi phiên tòa diễn ra, nhiều nạn nhân, thân nhân các nạn nhân của chế độ diệt chủng đã e ngại những bị đơn, hiện đã lớn tuổi và ốm yếu, có thể chết trước khi phải đối mặt với công lý. Tương lai phiên tòa xét xử Khmer Đỏ chỉ được bảo đảm khi Ngoại trưởng Nhật Bản Hirofumi Nakasone hôm 11/1 cam kết với Thủ tướng Campuchia Hun Sen về khoản đóng góp 21 triệu USD để vận hành tòa án này. Vì thế, sau hơn một thập niên đấu tranh, việc mở phiên tòa phúc thẩm xét xử cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ là một bước đột phá và là một phần trong nỗ lực của chính phủ Campuchia trong việc trừng phạt những kẻ phải chịu trách nhiệm về cái chết của khoảng 2 triệu người dân nước này.
Theo hồ sơ được các công tố viên Campuchia nộp lên tòa án xét xử các tội ác diệt chủng hồi năm 2007, 5 thủ lĩnh cấp cao của Khmer Đỏ bị cáo buộc tội ác chống lại loài người gồm: Pol Pot (đã chết năm 1998), Nuon Chea, Ieng Sary, Khieu Samphan và Duch. Những tên này đều phạm những tội danh sau: hành quyết các cựu chiến binh, công chức và giới trí thức; đày 3 triệu dân Phnom Penh và người dân ở các thành phố khác vào trại tập trung khiến hơn 10.000 người chết vì đói và kiệt sức; đày dân vào các trại tập trung và biến họ thành nô lệ; thảm sát các nhóm chủng tộc và những nhóm người thuộc nhiều nước đã định cư lâu đời ở Campuchia như người Chăm, người Việt, người Hoa, người Thái, người Lào…
Các số liệu thống kê cho thấy, sau các cuộc tàn sát, nhóm người Chăm theo đạo Hồi, các nhóm thiểu số thuộc dân tộc Thái và Lào bị mất 1/3; nhóm người Hoa mất một nửa; hơn 100.000 người Việt bị trục xuất vào năm 1975 và khoảng 10.000 người khác bị giết. Các tu sĩ Phật giáo cũng bị loại bỏ với cùng một vẻ lạnh lùng, tàn ác như thế: hàng ngàn thầy tu bị hành quyết và chùa chiền bị đốt phá…
Những bằng chứng về tội ác diệt chủng chống lại loài người này hiện đang được lưu giữ trong hơn 300.000 trang tài liệu tịch thu từ Khmer Đỏ. Giới quan sát nhận định, phiên tòa xét xử Duch được coi là thắng lợi đầu tiên của chính quyền Campuchia trong hơn một thập kỷ đấu tranh tìm lại công lý cho nạn nhân và thân nhân các nạn nhân của chế độ diệt chủng Pol Pot.
Campuchia vừa cho xuất bản một cuốn sách giáo khoa đầu tiên về "Cánh đồng chết" nhằm giáo dục cho giới trẻ biết về giai đoạn từ năm 1975-1979, khi Khmer Đỏ nắm quyền và giết chết 2 triệu người. Trước mắt, hơn 500.000 cuốn sách này sẽ được phát hành trong năm 2009 và được đưa vào chương trình dạy học ở bậc trung học.
Hiện tại, Bộ Giáo dục Campuchia đang xem xét đề án sử dụng các tư liệu lịch sử và hình ảnh về các phiên tòa sắp tới để đưa vào giới thiệu trong các lớp ở bậc sơ học và tiểu học
.

Sông Thương

Những chuyển biến tích cực ở vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer



Dân số tỉnh Kiên Giang hiện có trên 1,7 triệu người, trong đó đồng bào dân tộc Khmer: 214.979 người, chiếm 12,68% dân số. 64 xã có đông đồng bào Khmer. 27 xã và 6 ấp được thụ hưởng Chương trình 135 (giai đoạn II) và có 53 đơn vị hành chính (xã, thị trấn) thuộc vùng khó khăn…

Các sinh hoạt văn hóa truyền thống
luôn được khuyến khích - Ảnh: BCB
Trong những năm qua, vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer được cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp rất quan tâm nên đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều địa phương quan tâm chỉ đạo phát triển kinh tế, từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi. Thông qua các nguồn vốn đầu tư, trong năm 2008, đã mở 126 lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi cho 3.792 lượt đồng bào dân tộc Khmer theo học. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nên năng suất lúa không ngừng được tăng lên; nhiều hộ thực hiện quy trình thâm canh tổng hợp với nhiều mô hình luân canh, xen canh màu và nuôi trồng thủy sản cho thu nhập bình quân đạt 35 - 40 triệu đồng /ha /năm.
Thông qua Chương trình 135 và các chương trình lồng ghép khác, đến nay đã có 63/64 xã đông đồng bào dân tộc Khmer có đường ô tô đến trung tâm xã, hệ thống thủy lợi cơ bản đảm bảo phục vụ tưới tiêu cho sản xuất. Hộ sử dụng điện và nước hợp vệ sinh cũng được nâng lên: 79,62% hộ được sử dụng điện, 77,93% hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh. Điều đáng mừng là đã có 24/42 xã rút ra khỏi danh sách các xã thuộc Chương trình 135.
Lĩnh vực văn hoá- xã hội trong vùng đồng bào dân tộc có bước phát triển. Tỷ lệ huy động học sinh là người dân tộc Khmer trong độ tuổi đến trường (từ 6-14 tuổi), đạt tỷ lệ 90%. Năm học 2008-2009 học sinh dân tộc ở 3 bậc học là 37.319/302.076 học sinh, chiếm tỷ lệ 12,37%. Thực hiện tốt chính sách cử tuyển con em dân tộc vào học các trường đại học, cao đẳng; tính riêng trong năm 2008 đã xét cử tuyển 95 em vào các trường đại học, cao đẳng, 82 em vào trường dự bị đại học tại thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, các tổ chức tín dụng và Ngân hàng chính sách xã hội đã cho 1.626 lượt hộ đồng bào dân tộc vay, với số tiền trên 30 tỷ đồng để sản xuất, kinh doanh. Xét giải quyết đất ở cho 672 hộ nghèo vào cụm tuyến dân cư vượt lũ… Nhờ đó, đời sống của đồng bào dân tộc Khmer ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm (từ 9.483 hộ, chiếm 22,35% năm 2007 xuống còn 7.953 hộ, chiếm 18,75% năm 2008).
Việc dạy và học chữ Khmer được tỉnh rất quan tâm. Ở các trường có đông con em đồng bào dân tộc được tổ chức dạy song ngữ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngoài ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy còn chủ trương những cán bộ công tác ở vùng có đông đồng bào dân tộc phải học và phải biết tiếng dân tộc để nắm và hiểu được tình hình, tâm tư nguyện vọng của đồng bào. Năm qua, toàn tỉnh đã có 216 lớp, với 5.874 học viên theo học chữ Khmer. Ngân sách tỉnh hỗ trợ 150 triệu đồng để mua sách giáo khoa Khmer ngữ và hỗ trợ 216 giáo viên là các vị sư và À cha dạy chữ Khmer trong tỉnh.
Công tác chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào được chú trọng, 60/64 xã đông đồng bào dân tộc có trạm y tế, mỗi năm tỉnh cấp gần 1 tỷ đồng để mua thuốc trị bệnh miễn phí, cấp thẻ bảo hiểm y tế, các chương trình y tế quốc gia được đồng bào hưởng ứng khá tốt. Đội ngũ cán bộ y tế là người dân tộc Khmer ngày càng phát triển, đến nay có 325 cán bộ y tế là người dân tộc Khmer, trong đó có 48 bác sĩ, 5 dược sĩ, 87 y sĩ, 72 nữ hộ sinh, 78 điều dưỡng, 01 dược tá, 26 cán bộ khác.
Bản sắc văn hoá của đồng bào dân tộc tiếp tục được gìn giữ và phát huy, các lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức khá tốt. Trong các ngày lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc, các cấp - các ngành đều tổ chức đoàn đi thăm và tặng quà cho các vị sư và đồng bào ở các chùa trong tỉnh... Hầu hết các chùa đều được trùng tu, xây dựng khang trang. Một số chùa có truyền thống cách mạng và vùng khó khăn được tỉnh hỗ trợ kinh phí để trùng tu, sửa chữa.
An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc được giữ vững và ổn định. Hệ thống chính trị cơ sở trong đồng bào dân tộc Khmer thường xuyên được củng cố và kiện toàn. Từ sau Đại hội Đảng các cấp, công tác chính trị, tư tưởng, công tác tuyên truyền, vận động quần chúng được các cấp ủy Đảng quan tâm. Việc tuyên truyền các sách "Lược sử vùng đất Nam bộ Việt Nam", "Việt Nam - Campuchia, mối quan hệ láng giềng hữu nghị, truyền thống", Hiệp ước về phân giới cắm mốc biên giới Việt Nam - Campuchia... đã được quán triệt trong cán bộ, đảng viên, một số nơi triển khai đến các sư sãi, đồng bào Khmer, đã nhận được sự đồng tình cao.
Đến nay, cấp ủy các cấp đã xây dựng xong quy hoạch cán bộ chủ chốt là người Khmer và Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 2010 - 2015. Trong đó quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý cấp tỉnh là 17/833 đồng chí, cấp huyện và tương đương 14/738 đồng chí, cấp xã, phường, thị trấn và tương đương 220/3.559 đồng chí... Hiện nay toàn tỉnh có 2.232 cán bộ công chức là người Khmer. Công tác phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer được quan tâm, trong năm 2008 đã phát triển được 115 đảng viên, nâng tổng số đảng viên là người dân tộc Khmer có 1.326 đồng chí, chiếm 4,63% so với tổng số đảng viên trong toàn Đảng bộ; đảng viên người dân tộc Khmer được cơ cấu ở tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị.
Công tác xây dựng, củng cố và kiện toàn Mặt trận và các đoàn thể ở cơ sở được chú trọng. Xây dựng nhiều mô hình tập hợp quần chúng trong các đoàn thể ở những nơi có đông đồng bào dân tộc, như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, các câu lạc bộ khuyến nông, câu lạc bộ làm lúa giống... Hầu hết các địa phương đều có kế hoạch vận động các chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer phát huy vai trò của Hội đoàn kết sư sãi yêu nước.
Bên cạnh những kết quả đạt được vùng có đông đồng bào dân tộc còn có những tồn tại hạn chế: Tình trạng đồng bào dân tộc sang bán, cầm cố đất đai còn xảy ra ở một số nơi nhưng địa phương chưa có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Tập quán sinh hoạt, tổ chức cuộc sống được cải tiến chưa nhiều, còn một bộ phận có tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước, thiếu tự lực vươn lên. Kết cấu hạ tầng ở vùng đồng bào dân tộc vẫn còn thấp kém. Trình độ dân trí trong đồng bào chậm nâng lên, tỷ lệ huy động học sinh đến trường ở bậc trung học không cao, nhất là phổ thông trung học. Nhiều địa phương chưa quản lý được số học sinh dân tộc đang học phổ thông trung học, cao đẳng, đại học và chưa quản lý sử dụng tốt số học sinh thuộc diện cử tuyển đã tốt nghiệp ra trường. Mức hưởng thụ văn hóa trong đồng bào còn thấp; nhiều địa phương chưa có nơi sinh hoạt chính trị văn hóa, học tập cộng đồng cho nhân dân và nơi vui chơi giải trí cho thanh thiếu nhi. Y tế vệ sinh môi trường nhiều vùng chưa đảm bảo, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong đồng bào Khmer còn cao…
Để vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer phát triển nhanh hơn nữa trong thời gian tới, cần phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị quan tâm chăm lo nhằm tạo điều kiện cho vùng này phát triển một cách toàn diện, vững chắc. Trong đó tập trung chỉ đạo có hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo; quan tâm giáo dục đồng bào xóa bỏ những tập quán sản xuất, sinh hoạt lạc hậu, tiêu xài chưa tiết kiệm, phát huy ý chí tự lực tự cường, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Đi đôi với đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực và thực hiện tốt việc đầu tư xây dựng các công trình thiết yếu; trước hết là kết cấu hạ tầng như cầu, đường giao thông nông thôn, thủy lợi, điện, nước sạch, trạm xá, trường học, chợ... Chăm lo công tác giáo dục, nâng cao trình độ dân trí trong đồng bào dân tộc và quan tâm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho địa phương: Tạo điều kiện thuận lợi cho con em người dân tộc tiếp tục theo học cấp III; thực hiện tốt việc cử tuyển học sinh dân tộc vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong và ngoài tỉnh theo địa chỉ để về công tác ở địa phương. Tăng cường công tác nắm tình hình, phát hiện xử lý ngăn chặn kịp thời và làm thất bại âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch. Đẩy mạnh việc tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, ngăn chặn có hiệu quả việc qua lại biên giới trái phép của đồng bào Khmer. Quan tâm giải quyết kịp thời các vụ tranh chấp, khiếu kiện có liên quan đến dân tộc. Thường xuyên củng cố xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở để làm tốt vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị toàn diện ở cơ sở. Đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong người dân tộc. Từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở vùng đồng bào dân tộc đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
Vùng có đông đồng bào dân tộc phát triển và ổn định sẽ góp phần quan trọng để đẩy nhanh cho các vùng khác cùng phát triển. Hiện nay, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết của dân tộc; vì vậy chăm lo cuộc sống cho đồng bào dân tộc Khmer nói riêng và nhân dân nói chung là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị.
Nguyễn Văn Hiền

Mong Thọ B: Làm tốt công tác xây dựng đời sống văn hóa


Về xã Mong Thọ B - huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang vào những ngày đầu Xuân Kỷ Sửu năm 2009 để cảm nhận sự thay da, đổi thịt đang diễn ra tại vùng quê này…
Đời sống kinh tế ngày một khá

Mong Thọ B có trên 3.000 hộ dân với 85,16% dân tộc Kinh, 12,74% dân tộc Khmer và 2,1% dân tộc Hoa. Nhân dân nơi đây chủ yếu gắn bó với đồng ruộng, chăn nuôi, phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ.
Những năm qua, Đảng bộ xã luôn quan tâm lãnh đạo UBND, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích nhân dân trong xã đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Xã thường phối hợp với các ngành chuyên môn của huyện tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật để nhân dân áp dụng trong sản xuất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi. Đồng thời mạnh dạn tập trung phát triển các mô hình kinh tế tập thể, tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn sản xuất để từng bước xóa đói, giảm nghèo. Ngoài 01 hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động rất hiệu quả, hiện xã có 05 tổ hợp tác sản xuất; 21 tổ bơm tát tập thể; 02 câu lạc bộ (CLB) cánh đồng cho lợi nhuận từ 30-50 triệu đồng/ha; 05 CLB nuôi cá; 01 CLB trồng nấm; 05 CLB tiểu thương và rất nhiều mô hình góp vốn xoay vòng của các hội đoàn thể. Đặc biệt, mô hình CLB cánh đồng cho lợi nhuận 30- 50 triệu đồng/ha và mô hình nuôi cá nước ngọt đã và đang mang lại lợi nhuận khá. Chỉ tính riêng năm 2008 từ CLB cánh đồng này ấp Phước Ninh thu lãi bình quân 52 triệu đồng/ha; CLB nuôi cá nước ngọt ấp Phước Hòa thu hoạch 2 vụ/ năm thu lãi 800 triệu đồng.
Cùng với việc vận dụng đồng bộ các chủ trương của Đảng và Nhà nước để mở rộng và phát triển kinh tế, từng bước xóa nghèo, hàng năm xã còn tạo điều kiện cho hơn 300 lao động có việc làm ổn định trong và ngoài tỉnh. Do vậy số hộ có đời sống kinh tế ổn định chiếm tỷ lệ 91,35%; có 86,68% số hộ có nhà ở kiên cố và bán kiên cố. Lương thực bình quân trên đầu người đạt 1.127 kg thóc/năm, tăng 82 kg so với năm 2006. Nếu như tỷ lệ hộ nghèo trong xã năm 2006 còn 7,19% thì đến năm 2008 tỷ lệ này giảm còn 3,55%.

Đời sống văn hóa phong phú

Đến Mong Thọ B bây giờ ta dễ dàng bắt gặp những tụ điểm sinh hoạt văn hóa văn nghệ hết sức thú vị mà diễn viên cũng thật đa dạng, phong phú. Vẫn biết ca cổ được hầu hết bà con Nam bộ nói chung, các vùng quê ở Kiên Giang nói riêng đều mê. Ai ai cũng ít nhiều thuộc vài câu nằm lòng để có dịp trổ tài với bà con lối xóm và du khách gần xa. Tiềm năng dồi dào nhưng chỉ tiếc Mong Thọ B chưa có nhiều mô hình CLB đờn ca tài tử. Hiện xã mới có 01 CLB đờn ca tài tử, 01 nhóm ca khúc cách mạng và 01 CLB gia đình văn hóa. Phong trào thể dục thể thao quần chúng phát triển khá, có 878 hộ gia đình thể thao, 09 sân bóng chuyền, 06 sân bóng đá mini. Đội bóng chuyền, bóng đá và đội văn nghệ của xã thường xuyên tham gia tranh tài tại các cuộc hội thao, hội diễn do huyện tổ chức. Bằng vốn sách do ngành VHTTDL tỉnh hỗ trợ và xã đầu tư, Thư viện xã có 550 cuốn sách gồm nhiều thể loại phục vụ tốt nhu cầu giải trí, tìm tòi áp dụng khoa học kỹ thuật từ sách vào việc chăn nuôi, trồng trọt của bà con trong và ngoài xã. Một số tủ sách ấp cũng phát huy được hiệu quả phục vụ cộng đồng. Hàng năm số hộ được công nhận gia đình văn hóa đều tăng; năm 2008 có 95% gia đình văn hóa, 99/100 tổ văn hóa, 5/5 ấp đạt ấp văn hóa và khu dân cư tiên tiến. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội của xã được thực hiện tốt; không có tệ nạn xã hội nghiêm trọng, phức tạp, không xảy ra mê tín dị đoan; không có các tụ điểm ma tuý, mại dâm. 5/5 ấp đều xây dựng bảng Quy ước được UBND huyện phê duyệt và được nhân dân đồng tình thực hiện đạt hiệu quả.
Về giáo dục, nhờ tranh thủ mọi nguồn lực hỗ trợ đã xây dựng mới được 12 phòng học; vận động nhân dân đóng góp sửa chữa các công trình phụ như nhà vệ sinh, sân chơi, đường thoát nước.. với số tiền trên 200 triệu đồng. Trang thiết bị dạy học ngày càng được tăng cường nên việc dạy và học từng bước có chất lượng, số học sinh đạt tỷ lệ khá giỏi năm học vừa qua chiếm 98%. Năm 2007, Trường Tiểu học Mong Thọ B2 được công nhận đạt chuẩn Quốc gia; 02 trường còn lại đều đạt tiêu chuẩn sạch, đẹp, an toàn. Năm 2007 Trạm Y tế xã được xây dựng mới có 01 bác sỹ, 02 y sỹ, 01 nữ hộ sinh và 01 trung cấp Đông y và đã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia. Cùng với Tổ Y tế các ấp và lực lượng cộng tác viên, ba năm qua Trạm Y tế xã đã áp dụng kịp thời các biện pháp phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, không để dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn. Thường xuyên duy trì tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, tổ chức khám và điều trị cho gần 32.000 người, châm cứu bấm huyệt cho trên 7.200 người. Thực hiện các chương trình y tế Quốc gia, y tế cộng đồng đầy đủ và đạt chỉ tiêu đề ra; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng từ 17,6% năm 2006, nay giảm còn 13,5%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 1,3%. Đặc biệt, xã được “Dự án phòng chống bệnh truyền nhiễm tiểu vùng sông MêKông” của tỉnh chọn làm điểm thực hiện chương trình phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng, đã tuyên truyền được 09 cuộc có trên 3.200 lượt người tham gia tuyên truyền, diệt lăng quăng… Số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh chiếm 88%; năm 2007 đã cấp 424 dụng cụ chứa nước cho hộ dân tộc Khmer nghèo theo Quyết định 134 của Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội

Không chỉ từng bước nâng cao đời sống kinh tế, văn hoá, xóa đói, giảm nghèo, Đảng bộ, UBND xã Mong Thọ B đã và đang thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Trong ba năm đã vận động nhân dân tham gia đóng góp các nguồn quỹ vì người nghèo, quỹ đền ơn đáp nghĩa được gần 250 triệu đồng. Từ nguồn quỹ này đã cất 05 căn nhà tình nghĩa, sửa chữa 08 căn nhà cho các hộ chính sách, cất 100 căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, trong đó có 46 căn cho hộ nghèo dân tộc Khmer thuộc diện 134. Xã còn kết hợp với các đoàn của huyện, tỉnh tổ chức thăm hỏi và tặng quà nhân các ngày lễ, tết cho 152 lượt gia đình chính sách với số tiền 56,7 triệu đồng; trợ cấp khó khăn đột xuất, hỗ trợ tiền điều dưỡng cho 18 hộ số tiền 10 triệu đồng; xét cấp nhà ở trong khu dân cư cho 22 hộ chính sách. Đến nay các gia đình thuộc đối tượng chính sách trong xã đều có nhà ở và cuộc sống ổn định.
Ngoài các hoạt động trên, các cơ quan ban ngành, đoàn thể trong xã vận động các tổ chức, cá nhân cứu trợ cho hộ nghèo được 18,5 tấn gạo, quần áo, mùng mền…với tổng trị giá trên 200 triệu đồng; vận động 15 triệu đồng giúp đỡ các hộ bị sập nhà, tốc mái do mưa bão.
Với những kết quả đáng ghi nhận trong ba năm (2006- 2008), vừa qua Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh đã tiến hành phúc tra, chuẩn bị hồ sơ đề nghị tỉnh công nhận xã đạt tiêu chuẩn về xây dựng đời sống văn hóa ba năm liên tục.
Bình Nguyên

Lễ cúng trăng của người Khmer Nam bộ

Người Khmer quan niệm mặt trăng là một vị thần điều tiết và có ảnh hưởng lớn đến mùa màng. để tưởng nhớ công ơn, vào dịp thu hoạch hoa màu họ làm lễ cúng trăng và được tổ chức thống nhất vào đúng đêm rằm tháng 10 tại khuôn viên chùa, cũng có thể ở nhà hoặc nhiều nhà cùng tập trung trên khoảng sân rộng rãi không có bóng cây che khuất. Họ trải chiếu ngồi quay về hướng mặt trăng, đợi lúc trăng cao toả sáng, một người cao niên làm chủ lễ sẽ nói lên lòng biết ơn, xin mặt trăng tiếp nhận lễ vật và cầu cho mưa thuận gió hoà trong năm tới. Thức cúng đặc biệt không thể thiếu trong lễ này là cốm dẹp, được quết từ lúa nếp. Cúng xong, trẻ em được gọi đến cũng chắp tay hướng về mặt trăng, chủ lễ lấy cốm dẹp đút vào miệng các em. Chính vì nghi thức này mà lễ cúng trăng còn gọi là Okombok, tức là "Đút cốm dẹp".
Do tín ngưỡng Phật giáo, lễ cúng trăng còn liên quan đến câu chuyện ngụ ngôn "Con thỏ và mặt trăng". Xưa kia, thỏ từng là một kiếp hoá thân của Đức Phật sống bên bờ sông Hằng. Một hôm, thần Sakah xuống trần giả làm người ăn xin để thử lòng thỏ, không có gì làm phước, thỏ đốt lên đống lửa nhảy vào và nói "Mời người dùng thịt này". Lửa bỗng tắt ngấm và người ăn xin biến mất, thần Sakah hiện ra khen ngợi lòng hy sinh cao đẹp của thỏ và vẽ hình thỏ lên mặt trăng. Vì vậy, lễ cúng trăng còn để tưởng nhớ đến tiền kiếp của Phật thích ca.
Trò chơi dân gian chủ yếu trong dịp này là các cuộc đua ghe ngo, thường diễn ra trước đó một hai ngày và kết thúc vào trưa rằm âm lịch để trở về làm lễ cúng trăng. Qua lễ hội cũng là thời điểm bước vào mùa khô, hoa màu thu hoạch xong, các gánh hát Yukê (một loại hình kịch hát dân gian đặc trưng của người Khmer Nam Bộ) do nhân dân trong phum srok lập ra bắt đầu lưu diễn vui chơi. Sau đó, mọi người lại trở về với ruộng rẫy khi đến mùa cày cấy.
Lê Phước Vinh

Nông dân Khmer Bạc Liêu trúng đậm mùa dưa hấu


Hiện nay, nhiều hộ Khmer ở khóm 1, khóm Trà Kha, phường 8, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu đang thu hoạch dưa hấu sớm trồng trên ruộng lúa. Năm nay, dù thời tiết không thuận lợi nhưng năng suất dưa hấu đạt khá và đặc biệt giá dưa hấu cao, đem lại lợi nhuận gầp 2-3 lần so với trồng lúa.
Anh Sơn Dũng ở khóm 1 trồng 2 công dưa hấu trên ruộng lúa. Sau hơn 2 tháng chăm sóc, đến giữa tháng 12/2008, anh thu hoạch 2 công dưa hấu, đạt năng suất hơn 4 tấn. Với giá bán tại ruộng 3.600 đồng/kg, 2 công dưa hấu cho thu nhập hơn 15 triệu đồng, trừ chi phí anh lãi gần 10 triệu đồng. Anh phấn khởi nói: “Năm nay, do thời tiết bất thường nên dưa hấu không sai quả bằng năm ngoái. Chi phí mỗi công dưa cũng tăng khoảng 30% nhưng nhờ thu hoạch vào dịp Tết Dương lịch, bán giá cao hơn nên nông dân vẫn có lãi khá”. Tương tự, anh Thạch Sinh ở cùng khóm cũng vừa thu hoạch 1 công dưa hấu, bán được hơn 6 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, anh lãi hơn 3 triệu đồng. Anh đang trồng tiếp đợt dưa hấu thứ 2 để bán vào dịp rằm tháng Giêng.
Dẫn tôi thăm 2 công dưa hấu đang thu hoạch, nâng niu những trái dưa bóng láng, to tròn, anh Vu Vàng cho biết dưa hấu trồng trên ruộng lúa, năng suất thấp nhất cũng đạt 2 tấn trái/công. Với giá bán như hiện nay, mỗi công dưa hấu cho lợi nhuận gấp 2-3 lần trồng lúa. Phần lớn người trồng dưa hấu nơi đây đều sử dụng màng phủ nông nghiệp, áp dụng IPM trong phòng trừ sâu bệnh nên cũng giảm chi phí đáng kể. Người dân nơi đây còn tự tạo giống dư hấu để trồng bằng cách ghép giống dưa hấu với bầu do các nhà khoa học ở Khoa Nông nghiệp, trường Đại học Cần Thơ hướng dẫn. Anh Vàng và vợ là chị Thạch Thị Bé Ba cũng học và ghép thành công, trồng nhiều vụ dưa hấu đạt hiệu quả cao.
Hơn 10 năm trồng dưa hấu, ông Thạch Đen ở khóm Trà Kha, phường 8, thị xã Bạc Liêu là người có nhiều kinh nghiệm trong trồng dư hấu bán Tết nên ruộng dưa ông luôn đạt năng suất cao. Theo ông Đen, để dưa hấu đạt năng suất cao, ngoài việc chú ý chọn giống đạt năng suất, chất lượng, trong quá trình trồng phải chú ý đến yếu tố thời tiết để có cách hạn chế ảnh hưởng và chế độ chăm sóc phân, nước theo 4 đúng. Hiện 4 công dưa hấu của ông đang phát triển tốt, trái to, đều và sẽ thu hoạch cuối tháng 12-2008, năng suất đạt khoảng 3 tấn/công. Với giá bán hơn 3.000 đồng/kg, 4 công dưa cho thu khoảng 40 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, ông còn lãi gần 30 triệu đồng. Nhờ trồng dưa hấu, nhiều hộ Khmer nơi đây có cuộc sống ổn định, vươn lên khá giàu.
Phường 8, TX Bạc Liêu hiện có hơn 20 hộ Khmer trồng dưa hấu trên ruộng lúa, với diện tích trên 10 ha. Đây là vùng trồng dưa truyền thống và có tiếng của Bạc Liêu. Kỹ sư Trần Tú Quỳnh, cán bộ nông nghiệp thị xã Bạc Liêu tăng cường về phường 8 cho biết: “Thị xã Bạc Liêu khuyến khích người dân đưa màu xuống ruộng, đặc biệt là trồng dưa hấu trên ruộng lúa bằng cách hỗ trợ kỹ thuật, giống… Ngoài việc dưa hấu cho lợi nhuận cao hơn trồng lúa, việc luân canh cây trồng giúp đất giữ được độ tơi xốp, màu mỡ, hạn chế được sâu bệnh”.
Minh Đạt

Đồng bào Khmer An Giang xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong phát triển kinh tế - xã hội



Như một tình cảm tự nhiên được hun đúc trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ quê hương, đồng bào Khmer An Giang đã gắn bó bền chặt vận mệnh của mình với cộng đồng các dân tộc trên vùng đất phên giậu phía Tây Nam của Tổ quốc. Sự đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc chính là cội nguồn sức mạnh góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, xã hội, cũng như làm thất bại những âm mưu lợi dụng hay đội lốt tôn giáo nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết của các thế lực thù địch tại An Giang.
Như một tình cảm tự nhiên được hun đúc trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ quê hương, đồng bào Khmer An Giang đã gắn bó bền chặt vận mệnh của mình với cộng đồng các dân tộc trên vùng đất phên giậu phía Tây Nam của Tổ quốc. Sự đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc chính là cội nguồn sức mạnh góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, xã hội, cũng như làm thất bại những âm mưu lợi dụng hay đội lốt tôn giáo nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết của các thế lực thù địch tại An Giang.
Là một bộ phận máu thịt trong cộng đồng các dân tộc
An Giang có nền văn hóa cộng cư độc đáo, được hun đúc nên từ sự hòa quyện của bốn dòng văn hóa Việt - Hoa - Khmer - Chăm. Mỗi nền văn hóa trên với nét truyền thống riêng biệt của mình, được lưu giữ theo dòng chảy lịch sử, trở thành một bộ phận không thể tách rời trong nền văn hóa chung, thống nhất của An Giang.
Người Khmer ở An Giang sống tập trung ở vùng Bảy Núi, thuộc 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, quần cư thành những cụm dân riêng, gọi là Phum, Sóc, có khoảng 90 nghìn người (chiếm 4% dân số của tỉnh), phần lớn theo đạo Phật giáo Nam tông và sống bằng lao động nông nghiệp. Đồng bào dân tộc Khmer là một bộ phận máu thịt trong cộng đồng những dân tộc cùng chung sống trên mảnh đất An Giang. Trải qua các thời kỳ lịch sử, đồng bào luôn gắn bó với các dân tộc khác, có nhiều đóng góp, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc cũng như xây dựng đất nước.
Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang có tốc độ tăng trưởng khá, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đặc biệt là đồng bào Khmer được cải thiện một bước đáng kể. Từ năm 1998 đến nay, nhiều chính sách, chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc được ban hành như: Chương trình 135, 134 của Chính phủ, Chương trình Dân tộc của tỉnh... Thông qua các chương trình này, hệ thống kết cấu hạ tầng: giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch sinh hoạt, trường học, nhà ở cho người nghèo... được đầu tư khá tập trung, tạo nên một diện mạo mới trong đời sống của đồng bào dân tộc Khmer vùng Bảy Núi tại An Giang.
Tôn giáo và bản sắc dân tộc đồng bào Khmer gắn chặt, hòa nhập vào nhau, những sinh hoạt văn hóa đều hiện hữu trong các hoạt động tôn giáo và ngược lại. Phật giáo Nam tông (Tiểu thừa) mang tính quần chúng rộng rãi, không thoát tục, lánh xa cuộc đời, mà hòa cùng hoạt động của cộng đồng, với mục tiêu xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Đại bộ phận sư sãi là con em nhân dân lao động, gắn bó với gia đình, làng xóm. Tính mở và vai trò quan trọng của chùa Khmer và bộ phận sư sãi tạo nên những đặc thù trong công tác vận động, xây dựng khối đại đoàn kết nơi có đồng bào Khmer sinh sống. Vận động sư sãi Khme là một bộ phận quan trọng trong công tác dân vận, thông qua đội ngũ này vận động nhân dân, làm cho các tầng lớp đồng bào Khmer trong tỉnh ngày càng tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hiện nay, Mặt trận và các đoàn thể đã tập hợp vào tổ chức trên 13 nghìn đoàn viên, hội viên, chiếm 16% tổng số người Khmer của địa phương.
Những mô hình, cách làm sáng tạo xây dựng khối đoàn kết bền chặt ở cơ sở
Điểm đặc biệt trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân là An Giang chủ trương nhân rộng mô hình “Điểm sáng văn hóa trong phum, sóc”, thông qua việc xây dựng mô hình chùa Khmer văn hóa. Chùa đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người Khmer, nó là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, là điểm tựa tinh thần vững chắc, nơi lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa; sinh hoạt tôn giáo của tín đồ phật tử và cũng là trung tâm sinh hoạt cộng đồng. Các ngôi chùa vốn đã quan trọng với người Khmer, khi xây dựng theo mô hình chùa văn hóa cùng các tiêu chí mới, nó càng phát huy được vai trò của mình, trở thành sợi dây gắn kết cộng đồng bền chặt thêm. ở hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, đến nay có 24 chùa được công nhận chùa văn hóa.
Chùa Po Thi Vong ở xã Cô Tô, huyện Tri Tôn là một trong 5 chùa đầu tiên thí điểm xây dựng mô hình chùa Khmer văn hóa, lễ công nhận đúng dịp đón tết cổ truyền Chol Chnam Thmay năm 2006, được đồng bào Khmer hân hoan chào đón. Từ khi Po Thi Vong trở thành chùa văn hóa, nơi đây thực sự trở thành điểm sinh họat cộng đồng có ý nghĩa, nơi học tập, tuyên truyền về đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, góp phần nâng cao dân trí; giáo dục và thực hiện nếp sống văn hóa thông qua hoạt động khuyến khích đồng bào dân tộc học hai thứ tiếng, việc cưới, tang tiết kiệm, giữ mối quan hệ xóm giềng tốt đẹp trong phum, sóc.
Chùa Sà Lôn cũng là ngôi chùa văn hóa tiêu biểu. Ông Chau Sơn Hy, trụ trì chùa cho biết, từ việc xác định ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội là điều kiện quan trọng bậc nhất giúp đồng bào Khmer yên tâm lao động, làm giàu cho gia đình, quê hương, nhà chùa cùng Ban ấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức cảnh giác của nhân dân trước những âm mưu, thủ đoạn của kẻ xấu. Từ đây, dấy lên khí thế thi đua lao động sản xuất và phong trào làm từ thiện. Nhân dân đóng góp kinh phí gần 100 triệu đồng nâng cấp toàn tuyến giao thông của ấp Sà Lôn, xây dựng hệ thống cống thoát lũ núi, làm hàng rào trường tiểu học A Lương Phi. Nhiều hộ gia đình người Khmer đã có những thay đổi trong suy nghĩ, cách thức phát triển kinh tế, mang lại hiệu quả cao, giúp đỡ các gia đình khác vươn lên thoát khỏi cảnh đói nghèo.
Việc phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân trong đồng bào Khmer ở An Giang còn được thể hiện ở những cách làm mới, gắn với hoàn cảnh thực tiễn tại từng địa phương. Xã Lê Trì, huyện Tri Tôn là địa bàn miền núi, dân tộc, từ năm 2000 trở về trước, tình hình an ninh trật tự ở xã luôn diễn biến phức tạp, một số phần tử xấu kích động, xúi giục đồng bào Khmer khiếu kiện, gây mất an ninh trật tự, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Từ thực trạng trên, lãnh đạo xã Lê Trì đã có sáng kiến xây dựng lực lượng nòng cốt, bằng cách chọn mỗi ấp một cá nhân là người dân tộc Khmer, có uy tín, được nhân dân tin tưởng, cùng với lực lượng hỗ trợ khác tuyên truyền, vận động đồng bào ở địa bàn khu dân cư nâng cao nhận thức. Những người tham gia lực lượng nòng cốt ở xã Lê Trì thể hiện tính gương mẫu, tiên phong, làm đầu tàu trong các phong trào, trở thành cầu nối giữa Đảng và dân; hướng dẫn áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, cách thức làm ăn để phát triển kinh tế gia đình, thực hiện các tiêu chí “Gia đình văn hóa”, vận động đồng bào Khmer không nuôi bò trong nhà, không để con bỏ học giữa chừng. Nội dung tuyên truyền luôn được cải tiến, đổi mới mang tính thiết thực. Với cách làm đó, từ đầu năm đến nay, lực lượng nòng cốt của xã trực tiếp giải quyết thành công hàng chục vụ mâu thuẫn, xích mích, chung sức xây dựng tình làng, nghĩa xóm bền chặt.
Những buổi tiếp xúc nhân dân được diễn ra đều đặn, cùng với việc thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện, xã, lực lượng nòng cốt lắng nghe phản ánh của đồng bào Khmer về tình hình an ninh, trật tự ở từng địa bàn dân cư, bám sát quần chúng, giúp đồng bào Khmer cảnh giác tránh kẻ xấu lợi dụng, kích động, xúi giục khiếu kiện đông người. Lực lượng này đặc biệt quan tâm, hạn chế nguồn gốc, nguyên nhân phát sinh những mâu thuẫn, tranh chấp ngay từ cơ sở. Thực tiễn cho thấy, từ những mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ, nếu không được phát hiện, giải quyết kịp thời, dứt điểm rất dễ dẫn đến những phát sinh phức tạp hoặc tình trạng vi phạm pháp luật. ở phum Cô Đơn, ấp Soài Chếk, xã An Cư, huyện Tịnh Biên, xây dựng lực lượng nòng cốt sâu sát với nhân dân chính là một nguyên nhân quan trọng giúp địa phương phát triển. Năm 1995, trong tổng số 32 hộ của phum Cô Đơn có đến 27 hộ khó khăn phải cầm cố đất, nhờ sự cứu trợ của chính quyền. Năm năm trở lại đây, chương trình dân tộc của tỉnh được triển khai cùng sự hỗ trợ của lực lượng nòng cốt, các hộ dân trên đều đã có đất canh tác, được vay vốn sản xuất, đời sống dần đi vào ổn định.
Nâng cao đời sống của đồng bào Khơme thông qua các hoạt động giúp đỡ phát triển kinh tế là điểm mấu chốt để thực hiện chính sách dân tộc. Chính quyền các cấp phối hợp cùng nhà chùa vận động, giúp đỡ người dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào các mô hình sản xuất, góp phần nâng cao đời sống đồng bào Khmer. Cùng với đời sống vật chất được nâng lên, đời sống văn hóa tinh thần của người dân cũng được cải thiện, đặc biệt, các hoạt động lễ hội trong đồng bào Khmer ở An Giang rất được chú trọng, được coi như một dịp thắt chặt hơn khối đại đoàn kết, như lễ mừng năm mới Chol Chnam Thmay, lễ cúng ông bà Dolta, lễ hội đua bò Bảy Núi, Ooc-Om-Bók, nhập lụa, Dâng Y, Ra Hạ Chư Tăng, ngày hội văn hóa Khmer...
An Giang tập trung xây dựng hệ thống chính trị, đặc biệt ở cấp xã trong vùng dân tộc Khmer, bảo đảm vững mạnh, đủ sức lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Đẩy mạnh công tác quy hoạch tạo nguồn, đào tạo cán bộ dân tộc ngay từ khi học phổ thông đến cử tuyển đại học, có chính sách ưu đãi, tuyển dụng sau khi tốt nghiệp; phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer. Tăng thêm chỉ tiêu cử tuyển ở các trường đại học, phấn đấu đến năm 2010 các xã đông đồng bào dân tộc có lãnh đạo chủ chốt là người Khmer; cán bộ của Đảng, chính quyền, đoàn thể vùng đồng bào Khmer phải biết tiếng Khmer. Bồi dưỡng cán bộ cơ sở các nội dung về công tác giáo dục tư tưởng, vận động quần chúng, nắm chắc diễn biến tâm tư, nguyện vọng của đồng bào để kịp thời giải quyết, trên cơ sở những nguyên tắc và quy định chung, tùy vào đặc thù dân trí, trình độ, ngôn ngữ, văn hóa... mỗi địa phương để có giải pháp kịp thời xử lý hiệu quả. Nâng cao chất lượng công tác giải quyết khiếu nại và khiếu kiện của đồng bào Khmer, nhằm xử lý dứt điểm những vấn đề do lịch sử để lại hoặc mới phát sinh.
Tính cộng đồng, sự gắn bó của đồng bào người Khmer và đồng bào các dân tộc khác là tình cảm son sắt đã được dày công vun đắp qua nhiều thế hệ, được thử thách qua những hoàn cảnh khó khăn, chặng đường nguy nan nhất, trở thành khối đại đoàn kết keo sơn bền chặt. Khối đại đoàn kết ấy đang tiếp tục được gây dựng, liên kết, quy tụ sức mạnh của cả cộng đồng, xây dựng quê hương An Giang ngày càng phát triển./.

Xuân Bằng

Chủ Nhật, 15 tháng 2, 2009

Tất cả học sinh Khmer học 2 thứ tiếng

TP - Tỉnh Sóc Trăng hiện có 67.993 học sinh phổ thông là người dân tộc Khmer và tất cả được học hai thứ chữ Việt và Khmer từ bậc tiểu học đến THCS. Riêng trường dân tộc nội trú Huỳnh Cương học đến bậc THPT.
Chương trình Khmer ngữ được giảng dạy xen kẽ cùng với chương trình phổ thông, trong đó bậc tiểu học 4 tiết/tuần, THCS và THPT 2 tiết/tuần.
Học sinh người dân tộc Khmer được ưu tiên xét tuyển vào học các trường dân tộc nội trú huyện, tỉnh; hằng năm học sinh người dân tộc thi đậu tốt nghiệp THPT được xét cử tuyển vào các trường trung học chuyên nghiệp 100 em, cao đẳng và đại học 40 em. Sóc Trăng hiện có hơn 2.500 giáo viên là người dân tộc Khmer được chuẩn hóa, chiếm 18,7% cán bộ giáo viên toàn tỉnh.
Xuân Lương

Thứ Tư, 11 tháng 2, 2009

Chùa Khmer: Nơi hội tụ các giá trị văn hóa dân tộc

Đồng bằng sông Cửu Long là nơi hội tụ, nơi dừng chân của những dòng chảy văn hóa theo chiều lịch sử từ Bắc xuống Nam, theo đó, những giá trị văn hóa cùng kết tinh lắng tụ. Vẻ đẹp nơi đây không chỉ ở tâm hồn thuần hậu, chất phác của con người Nam bộ mà còn là sự quyến rũ của nền "Văn minh miệt vườn sông nước”.

Đồng bằng sông Cửu Long là nơi hội tụ, nơi dừng chân của những dòng chảy văn hóa theo chiều lịch sử từ Bắc xuống Nam, theo đó, những giá trị văn hóa cùng kết tinh lắng tụ. Vẻ đẹp nơi đây không chỉ ở tâm hồn thuần hậu, chất phác của con người Nam bộ mà còn là sự quyến rũ của nền "Văn minh miệt vườn sông nước”.

Chủ nhân vẻ đẹp của dải đất phù sa đồng bằng sông Cửu Long này là 4 dân tộc Kinh - Hoa - Khmer - Chăm cùng cộng sinh trên một dải đất phù sa nhưng lại nở ra 4 bông hoa xinh đẹp thuần khiết. Trải qua mấy trăm năm tồn tại và giao lưu, nhưng mỗi dân tộc đều có bản sắc riêng không lẫn vào đâu được.

Đóng góp cho văn hóa đồng bằng sông Cửu Long phải kể đến bản sắc văn hóa của cộng đồng Khmer, dân tộc Khmer là một tộc người có nền văn hóa truyền thống độc đáo, giàu bản sắc. Đây là tộc người đứng thứ 5 trong các tộc người thiểu số của Việt Nam và đứng thứ nhất trong các tộc người thiểu số ở đồng bằng sông Cửu Long. Khi nghiên cứu về văn hóa Khmer người ta cùng đi từ một mẫu số chung đó là: Ngôi chùa Khmer - Chùa Khmer là sự tổng hòa các sắc thái riêng của văn hóa Khmer gồm: Phong tục, tập quán, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, các loại hình nghệ thuật dân gian, kiến trúc và điêu khắc, hội họa... Từ xa xưa, người Khmer đến chùa lễ Phật cầu mong cuộc sống an lành hạnh phúc, trẻ em đến chùa học chữ, thanh niên vào chùa để tu học làm người. Chùa trở thành một trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng; người Khmer thường có câu "kon lóengana, niêm Khmer, kon lóeng nưng, niêm watt" (nơi nào có người Khmer, nơi ấy có chùa). Đã từ lâu ngôi chùa Khmer là thế đối trọng với những ồn ào của cuộc sống, ngôi chùa Khmer thông qua các vị sư sãi đã góp phần làm lành mạnh các quan hệ xã hội, mỗi khi nó bị xâm phạm, bị tổn thương, ngôi chùa là nơi làm trong sạch bầu không khí cộng đồng, là nơi tĩnh tâm, làm dịu đi những căng thẳng trong tâm hồn. Người Khmer bảo vệ ngôi chùa như bảo vệ cuộc sống của chính mình, họ chấp nhận sự túng thiếu trong phum sóc, nhưng no đủ, đẹp đẽ cho chùa. Ngôi chùa trở thành một nơi ẩn chứa sức mạnh tinh thần, nền tảng đạo đức, luân lý... Mỗi ngôi chùa không chỉ một không gian văn hóa mà còn mang một không gian thiêng, thánh thiện. Con người khi bước vào ngưỡng cửa của chùa như bước vào thế giới thanh tịnh niết bàn. Với người Khmer từ lúc sinh ra, trưởng thành cho đến lúc qua đời, mọi sự buồn vui đều diễn ra ở ngôi chùa. Đạo Phật tiểu thừa mang tính xã hội hóa, nó bám rễ sâu vào đời sống của con người, với tư tưởng nhập thế, theo lẽ sống an bằng, vị tha, vô tư, hỷ xả; các vị sư Khmer với triết lý sống làm phước, họ quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong phum sóc, có mặt trong những lúc người dân khó khăn nhất và không đòi hỏi một điều kiện gì. Nhà chùa có chức năng là một ngôi trường dạy chữ, dạy đạo lý, đóng vai trò của một thiết chế giáo dục, do vậy càng làm tăng thêm sự kính trọng của nhân dân với các nhà sư và ngôi chùa Khmer.

Ngôi chùa Khmer không chỉ là không gian thiêng, giàu tính tâm linh mà còn là một trung tâm hoạt động văn hóa xã hội của người Khmer. Về kiến trúc, ngôi chùa Khmer được xem như một bảo tàng hoàn hảo cả về giá trị văn hóa vật chất lẫn tinh thần, cả về lịch sử lẫn nghệ thuật ... Từ cổng chùa (Khă-Lôông-Thă-Via) đến kiến trúc Chánh điện (Pré-Vihear) từ kiến trúc Sala đến kiến trúc nhà Tăng (Kodh), mỗi công trình đều là một chỉnh thể mỹ thuật hoàn hảo nó chứa đựng triết lý sâu xa với trái tim đầy nhiệt huyết và bàn tay điêu luyện của nghệ nhân người Khmer. Những bức tượng Phật trang nghiêm với tòa sen đồ sộ tỏa sáng sự thông thái và lòng nhân hậu từ bi, với những hình tượng chim thần (Krud-garuda) ưỡn ngực đỡ lấy mái chùa thật khỏe khoắn và dũng mãnh với hình tượng rắn thần NaGa được gắn lên mái chùa, cong vút, vẽ lên nền trời xanh một đường cong kỳ ảo, như mời gọi đức Phật hãy dừng lại để ban phước cho dân lành ... Có lẽ, một ấn tượng làm ta ngỡ ngàng và lưu luyến không nguôi đó là những dải hoa như bất tận, họa tiết tinh xảo và quyến rũ lòng người. Hoa văn dây leo Pha-nhi-vo, Pha-nhi-pha-lơng, hoa văn có dạng như ngọn lửa đang uốn lượn, hoa Đok-chăn-hiên loài hoa thật thanh khiết giản dị, với 4 cánh thể hiện cho 4 phương trời quanh núi vũ trụ Mêru, rồi hoa văn Tuông-Hok, hoa sen, tượng đầu rồng, Kenno ... tất cả được thể hiện hết sức sinh động, với màu sắc nguyên thể, tương phản, cực kỳ rực rỡ, đã phản ánh cảm xúc và tâm hồn thuần hậu, chân chất của người Khmer, nó là bản sắc, là cốt cách tạo nên nền văn hóa dân tộc độc đáo và bền vững, trải với thời gian nền văn hóa ấy chỉ càng đẹp thêm mà không mất đi.

Ngôi chùa Khmer là một bảo tàng giúp cho chúng ta có cái nhìn toàn diện về phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng và bề dày lịch sử văn hóa của dân tộc Khmer, ngôi chùa còn là sự kết tinh các giá trị đạo đức, thẩm mỹ và nghệ thuật. Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Khmer phải đi từ ngôi chùa, nhưng như thế không có nghĩa là chỉ giữ ngôi chùa thôi mà cần phải giữ gìn môi trường văn hóa, giữ gìn tình yêu quê hương, yêu dân tộc, phải giữ lại các giá trị truyền thống quí giá của dân tộc thông qua các lễ hội và phong tục tập quán.

(An Phat Travel trích theo website Vannghesongcuulong

Phật tử Lâm Es - nhà giáo Khmer đầu tiên được phong tặng Nhà giáo Nhân dân



Suốt chín năm tu ở chùa để trả hiếu, cầu kinh niệm Phật, ông tự mua sách vở tiếng Việt, tiếng Pháp về tự học và tìm kiếm sách tiếng Khmer trong các chùa về tìm hiểu nghiên cứu, dạy chữ Pali cho trẻ nhỏ tại các phum sóc lân cận



Sóc Trăng là tỉnh nghèo ven biển Miền Tây Nam Bộ, nơi có đông người Khmer sinh sống, nhiều nhất khu vực ĐBSCL với trên 364.154 người, chiếm 29,5% dân số toàn tỉnh. Đời sống của bà con người dân tộc Khmer được nâng lên thấy rõ, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần theo từng năm trên 67% hộ Khmer được công nhận gia đình văn hoá.

Những thay đổi đó có một phần đóng góp không nhỏ của đội ngũ trí thức người dân tộc Khmer, họ đã góp nhiều công sức cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà. Họ là những tuyên truyền viên tích cực đưa đường lối chủ trương chính sách, chuyển giao khoa học kỹ thuật đến bà con, xây dựng vững chắc khối khối đại đoàn kết dân tộc.

Tiêu biểu là thầy giáo Lâm Es một phật tử phái Nam Tông (sinh năm 1936) là người Khmer đầu tiên cả nước được Nhà nước phong tặng “Nhà giáo nhân dân”.

Ngày còn nhỏ ông sống vô cùng khổ cực, hằng ngày rong đuổi trên đồng ruộng ấp Trà Tép, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên-Sóc Trăng chăn bò mướn, bắt tép về phụ giúp mẹ.

Lúc đó, ông rất thèm khát được cắp sách đến trường, nhưng rất khó, vì cả làng người đi học đếm được trên đầu ngón tay. Hiểu được ý con, chẳng bao lâu ông được mẹ gởi lên chùa Cần Đước để đi học, ước mơ đã thành hiện thực, ăn cơm chùa, áo quần bà con phum sóc cho.

Suốt chín năm tu ở chùa để trả hiếu, cầu kinh niệm Phật, ông tự mua sách vở tiếng Việt, tiếng Pháp về tự học và tìm kiếm sách tiếng Khmer trong các chùa về tìm hiểu nghiên cứu, dạy chữ Pali cho trẻ nhỏ tại các phum sóc lân cận.

Năm 1972, lúc bấy giờ chưa có sách hướng dẫn giáo trình Khmer ngữ, theo sự hiểu biết của mình vừa dạy học vừa nghiên cứu, cùng với tính kiên nhẫn, Thầy đã soạn một giáo trình tiếng Khmer ngữ bậc tiểu học khá hoàn chỉnh, bằng phương pháp tự học, ông đã đỗ tú tài và đạt trình độ cử nhân Khmer ngữ.

Năm 1975 đất nước thống nhất, Thầy được mời về Sở giáo dục Hậu Giang cũ phụ trách chương trình Khmer ngữ. Năm 1982 Thầy tốt nghiệp đại học khoa ngữ văn trường Đại học Cần Thơ.

Năm 1992 khi tái lập tỉnh Sóc Trăng Thầy được điều động về quê hương Sóc Trăng được bổ nhiệm Phó giám đốc sở giáo dục đào tạo.

Lúc này công việc rất nhiều, nhưng Thầy sắp xếp thời gian họp lý vừa nghiên cứu tài liệu tiếng Khmer để viết giáo trình, biên soạn tài liệu, đồng thời lên lớp giảng bài cho sinh viên đang theo học các lớp Khmer ngữ và đi xuống địa phương tìm hiểu phương pháp giảng dạy Khmer ngữ ở các trường tiểu học và trung học cơ sở…

Suốt gần bốn mươi năm làm nghề giáo và công tác quản lý giáo dục, vừa nghiên cứu, giảng dạy thầy Lâm Es đã tham gia bồi dưỡng hơn 1.500 giáo viên người dân tộc Khmer trong đó có trên 700 là giáo viên dạy song ngữ hàng trăm cán bộ quản lý các cấp ở bảy tỉnh ĐBSCL.

Trong quá trình giảng dạy, thầy miệt mài ghi chép tra cứu tích luỹ kiến thức, với niềm say mê cao độ với mong muốn cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp giáo dục trong cộng đồng Khmer Nam Bộ.

Thầy Lâm Es đã biên soạn gần 50 đầu sách tiếng Khmer, trong đo có 30 bộ được công nhận: Tài liệu dành cho cán bộ giáo viên dạy lớp cán bộ cốt can làm công tác Khmer vận, sổ tay song ngữ Việt-Khmer, giáo trình tự học tiếng Khmer, tài liệu dạy tiếng Khmer cho giáo viên cấp I & II, chuyện kể Khmer, sách tham khảo…

Ngoài ra, bộ sách gồm ba quyển hơn 1.000 trang là giáo trình hướng dẫn dạy tiếng Khmer trong các trường trung học sư phạm được Bộ Giáo Dục Đào Tạo đánh giá rất cao, là một công trình nghiên cứu khoa học giáo dục công phu. Những tâm huyết của Thầy có tác dụng tích cực trong việc bảo quản gìn giữ vốn văn hoá chữ PaLy của dân tộc Khmer.

Thầy Lâm Es gần cả cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục đặc biệt đối với đồng bào Khmer. Từ một cậu bé đống khố, một người tu hành chân chính, không biết chữ đã trở thành một tấm gương sáng về tinh thần học tập, lao động đầy sức sáng tạo, một trí thức Khmer mẫu mực.

Dù đã nghỉ hưu nhưng Thầy vẫn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và được bầu giữ Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Sóc Trăng từ năm 2004 đến nay.

Chỉ bốn năm qua, bằng tâm huyết của mình Thầy cùng tập thể Hội đã vận động các mạnh thường quân các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh đóng góp vào Quỹ Khuyến học hơn bảy tỷ đồng, để khen thưởng “Quỹ tài năng trẻ” cho hơn 2.700 học sinh sinh viên các cấp cấp học; đặc biệt là cấp học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo hiếu học.

Dù ở cương vị nào Thầy Lâm Es cũng chỉ mong muốn được góp một phần nhỏ bé của mình trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng phum sóc làng quê đổi mới, ngày càng thêm giàu đẹp trên bước đường công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

Phương Nghi

Bà con Khmer chuẩn bị đón Tết Kỷ Sửu 2009

Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc Khmer của huyện Trần Văn Thời được hỗ trợ nhà theo Chương trình 135, 134 của Chính phủ đã chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Kỷ Sửu 2009.

Huyện Trần Văn Thời có gần 1.900 hộ người dân tộc Khmer, với hơn 9.000 nhân khẩu, từ khi có Chương trình 135, 134 của Chính phủ đã hỗ trợ nhiều hộ có nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt… trong đó có hơn 200 hộ người dân tộc Khmer của xã Khánh Bình Tây. Mặc dù còn 3 tuần nữa mới đến Tết nhưng các gia đình ở đây đã chuẩn bị cho cái Tết. Nhờ có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước mà Tết năm nay, người dân tộc Khmer của huyện Trần Văn Thời cũng như mọi người dân trong tỉnh có một cái Tết vui tươi, no ấm, an lành và hạnh phúc./.


PV: Tiến Sơn

An Giang: Dạy nghề miễn phí cho 5.000 LĐ người Khmer/năm

(LĐ) - Đó là chỉ tiêu tại Đề án "Đào tạo nghề, GQVL và giảm nghèo đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015 trong đồng bào dân tộc Khmer tại An Giang" đang được triển khai.

Theo đó, ngoài dạy nghề, mỗi năm còn phấn đấu tạo việc làm mới cho 2.500 LĐ người dân tộc Khmer.

L.N.G

Nhạc cưới Khmer


Ca nhạc là một phần không thể thiếu trong đám cưới cổ truyền của người Khmer ở Nam bộ cũng như của nhiều tộc khác ở Việt Nam.


Ngày nay, lễ cưới của người Khmer ở Nam bộ đã có nhiều đổi thay, song những bài hát cưới cổ truyền vẫn còn được lưu giữ trong nhân dân.

Các nhà nghiên cứu đã sưu tầm được hàng chục bài hát lễ thức dành riêng cho đám cưới và những bài dân ca thông thường được sử dụng cho đám cưới thêm vui tươi. Tập hợp những bài đã sưu tầm được có thể dựng nên một liên ca khúc phản ánh mọi nghi thức của đám cưới cổ truyền Khmer từ lúc đưa chú rể sang nhà gái, xin mở rào để vào nhà gái, bắt đầu cuộc vui, các lễ thức cắt tóc, giã thuốc nhuộm răng, cắt hoa cau để làm lễ rắc hoa cau cho cô dâu chú rể, lễ rút gươm khỏi bao, lễ buộc chỉ cổ tay, lễ lạy mặt trời, lễ nhập phòng, lễ quét chiếu, lễ chào cha mẹ họ hàng... cho tới khi tiễn khách ra về.

Nguồn :Tổng cục Du lịch Việt Nam

Việt Nam bác bỏ luận điệu của Human Rights Watch

Đồng bào Khmer ở Nam Bộ là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng 54 dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nhà nước Việt Nam không cho phép bất cứ một hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.

Ngày 22-1, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã bác bỏ các thông tin bịa đặt trong báo cáo mới đây của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch - HRW) liên quan đến đồng bào Khmer ở Việt Nam. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng phát biểu như trên khi được hỏi về phản ứng của Việt Nam đối với bản báo cáo gần đây của HRW, trong đó tố cáo việc những người Khmer Krom tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long bị đàn áp, hạn chế các quyền tự do tôn giáo và tự do ngôn luận?

"Đây không phải là lần đầu tiên Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đưa ra những thông tin sai trái về Việt Nam," ông Lê Dũng nói. "Cần khẳng định, tại Việt Nam, các quyền tự do cơ bản của người dân, trong đó có tự do ngôn luận và tự do tôn giáo được ghi rõ trong Hiến pháp (điều 69 và 70)".

Người phát ngôn khẳng định, đồng bào Khmer ở Nam Bộ là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng 54 dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, không cho phép bất cứ một hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Điều này được ghi rõ trong Hiến pháp và được tôn trọng trên thực tế. Các dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Khmer, được đối xử bình đẳng và được Nhà nước hết sức quan tâm, tạo mọi điều kiện cải thiện đời sống vật chất và tinh thần.

Năm 2008, chính quyền địa phương đã tạo 358 ngàn việc làm mới cho đồng bào Khmer (tăng khoảng 1,2% so với năm 2007). 4000 người dân tộc Khmer được đi làm việc ở nước ngoài. GDP bình quân đầu người ước đạt 14,8 triệu đồng (tương đương 890 USD), số hộ nghèo giảm còn khoảng 11,2% (giảm hơn 1,6% so với năm 2007).

Đài phát thanh và Đài truyền hình tỉnh đã có chương trình tiếng Khmer. Các tỉnh có đông đồng bào Khmer đều có báo hàng tuần bằng tiếng Khmer. Các cơ sở thờ tự của đồng bào Khmer được chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện tu sửa và xây dựng mới. Nhân dân các dân tộc trong vùng tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao, thời gian gần đây, ở một số địa phương, trong quá trình thu hồi, đền bù đất đai phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng kết cấu hạ tầng, đã xảy ra những khiếu kiện của một số người dân do không đồng tình với mức đền bù. Chính quyền các địa phương nói trên đã và đang tích cực giải quyết các vướng mắc liên quan đến đất đai theo đúng các quy định của pháp luật và điều kiện thực tế của địa phương.

"Hoàn toàn không có việc đàn áp hay hạn chế quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tự do ngôn luận đối với những người dân tộc Khmer tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long" - ông Lê Dũng nhấn mạnh./.

VOVNews

Nông dân Khmer Bạc Liêu trúng đậm mùa dưa hấu




Anh Sơn Dũng ở khóm 1 trồng 2 công dưa hấu trên ruộng lúa. Sau hơn 2 tháng chăm sóc, đến giữa tháng 12/2008, anh thu hoạch 2 công dưa hấu, đạt năng suất hơn 4 tấn. Với giá bán tại ruộng 3.600 đồng/kg, 2 công dưa hấu cho thu nhập hơn 15 triệu đồng, trừ chi phí anh lãi gần 10 triệu đồng. Anh phấn khởi nói: “Năm nay, do thời tiết bất thường nên dưa hấu không sai quả bằng năm ngoái. Chi phí mỗi công dưa cũng tăng khoảng 30% nhưng nhờ thu hoạch vào dịp Tết Dương lịch, bán giá cao hơn nên nông dân vẫn có lãi khá”. Tương tự, anh Thạch Sinh ở cùng khóm cũng vừa thu hoạch 1 công dưa hấu, bán được hơn 6 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, anh lãi hơn 3 triệu đồng. Anh đang trồng tiếp đợt dưa hấu thứ 2 để bán vào dịp rằm tháng Giêng.

Dẫn tôi thăm 2 công dưa hấu đang thu hoạch, nâng niu những trái dưa bóng láng, to tròn, anh Vu Vàng cho biết dưa hấu trồng trên ruộng lúa, năng suất thấp nhất cũng đạt 2 tấn trái/công. Với giá bán như hiện nay, mỗi công dưa hấu cho lợi nhuận gấp 2-3 lần trồng lúa. Phần lớn người trồng dưa hấu nơi đây đều sử dụng màng phủ nông nghiệp, áp dụng IPM trong phòng trừ sâu bệnh nên cũng giảm chi phí đáng kể. Người dân nơi đây còn tự tạo giống dư hấu để trồng bằng cách ghép giống dưa hấu với bầu do các nhà khoa học ở Khoa Nông nghiệp, trường Đại học Cần Thơ hướng dẫn. Anh Vàng và vợ là chị Thạch Thị Bé Ba cũng học và ghép thành công, trồng nhiều vụ dưa hấu đạt hiệu quả cao.

Hơn 10 năm trồng dưa hấu, ông Thạch Đen ở khóm Trà Kha, phường 8, thị xã Bạc Liêu là người có nhiều kinh nghiệm trong trồng dư hấu bán Tết nên ruộng dưa ông luôn đạt năng suất cao. Theo ông Đen, để dưa hấu đạt năng suất cao, ngoài việc chú ý chọn giống đạt năng suất, chất lượng, trong quá trình trồng phải chú ý đến yếu tố thời tiết để có cách hạn chế ảnh hưởng và chế độ chăm sóc phân, nước theo 4 đúng. Hiện 4 công dưa hấu của ông đang phát triển tốt, trái to, đều và sẽ thu hoạch cuối tháng 12-2008, năng suất đạt khoảng 3 tấn/công. Với giá bán hơn 3.000 đồng/kg, 4 công dưa cho thu khoảng 40 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, ông còn lãi gần 30 triệu đồng. Nhờ trồng dưa hấu, nhiều hộ Khmer nơi đây có cuộc sống ổn định, vươn lên khá giàu.

Phường 8, TX Bạc Liêu hiện có hơn 20 hộ Khmer trồng dưa hấu trên ruộng lúa, với diện tích trên 10 ha. Đây là vùng trồng dưa truyền thống và có tiếng của Bạc Liêu. Kỹ sư Trần Tú Quỳnh, cán bộ nông nghiệp thị xã Bạc Liêu tăng cường về phường 8 cho biết: “Thị xã Bạc Liêu khuyến khích người dân đưa màu xuống ruộng, đặc biệt là trồng dưa hấu trên ruộng lúa bằng cách hỗ trợ kỹ thuật, giống… Ngoài việc dưa hấu cho lợi nhuận cao hơn trồng lúa, việc luân canh cây trồng giúp đất giữ được độ tơi xốp, màu mỡ, hạn chế được sâu bệnh”.

Minh Đạt

Người Khmer Nam Bộ

Dân tộc Khmer có trên một triệu ba trăm người, cư trú xen kẽ giữa người Kinh, người Hoa và một số dân tộc khác, tập trung đông nhất là trên đất giồng cát, ven sông ở Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang, Trà Vinh.



Người Khmer sinh cơ lập nghiệp lâu đời trên vùng đất sông nước, chủ yếu bằng kinh tế sản xuất lúa nước, trồng rẫy và khai thác thuỷ sản, tạo giống lúa mới thích hợp với nhiều loại đất phèn, đất nước lợ, đất bồi phù sa và nghề thủ công truyền thống.

Dân tộc Khmer có nhiều lễ hội bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ Phật: Tết Chôl Chnăm Thmây (mừng năm mới) với nghi lễ tắm tượng Phật bằng nước thơm; Lễ Phật Đản; Lễ đôlta (báo hiếu-xá tội vong nhân); Lễ hội Óoc Oom Bóc (cúng trăng)…

Là một dân tộc mộ đạo nên phần lớn các phum, sóc đều có chùa để dân chúng đến tụng kinh, thờ Phật. Chùa đối với người Khmer là sự gắn bó thiêng liêng cả đời người. Hiện khu vực ĐBSCL có khoảng 600 chùa ở những nơi có người Khmer sinh sống.

Trong mỗi chùa có nhiều sư, đứng đầu là sư cả. Nhà chùa ngoài việc đọc kinh, lễ Phật còn tổ chức dạy chữ Khmer, truyền bá kinh nghiệm sản xuất là nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng, nên bất kỳ lễ hội nào cũng tổ chức tại Chùa.

Những chùa lớn thường có dàn nhạc ngũ âm, đội ghe ngo. Người Khmer phần lớn theo đạo Phật (phái nam tông), một số ít khác theo đạo Bà La Môn. Lớn lên được tu dưỡng trong tinh thần Phật giáo xuống tóc đi tu, học giáo lý Phật và học văn hoá trước khi bước vào cuộc sống tự lập của người trưởng thành. Khi chết, người Khmer hoả táng và tro được gửi lên chùa.

Chùa trở thành trung tâm tín ngường, cõi thiêng và cũng là nơi sinh hoạt cộng đồng của cư dân Khmer. Phum, sóc, là tổ chức của cộng đồng giống như thôn làng.

Nhà cửa người Khmer trước đây là nhà sàn, tuy nhiên qua nhiều thập niên lại đây nhà sàn chỉ còn một số ít dọc biên giới Campuchia. Phần lớn cư dân làm nhà giống như người Kinh, người Hoa. Cách sắp đặt, tổ chức nhà ở nhìn bên ngoài có cảm giác không khác gì nhà người Kinh, một nửa là bếp núc và nửa còn lại là nhà ở. Phần này được ngăn đôi theo chiều dọc, phần trước dùng để tiếp khách và bàn thờ Phật.

Nửa sau, bên phải là buồng của vợ chồng gia chủ, bên trái là buồng ngủ của con gái. Sự bố trí tuy đơn giản như vậy nhưng không được phép tuỳ ý thay đổi.

Người Khmer tuy sống giữa cộng đồng người Việt hàng chục thế kỷ, nhưng họ luôn giữ bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc mình, được thể hiện qua chữ viết Paly, lễ hội, trang phục cũng như những sinh hoạt cộng đồng khác, người Khmer có chữ viết Paly riêng.

Ngày nay các em học sinh ngoài học chữ phổ thông, nhà trường vẫn dạy và học chữ viết truyền thống dân tộc. Khi qua đời, người Khmer phổ biến dùng hình thức hoả táng. Trước đây việc hoả táng thực hiện ngoài đồng, nơi xa dân cư, nhưng ngày nay nhiều phum sóc đã xây dựng nhiều lò hoả táng cải tiến, vừa văn minh, tiện lợi lại hợp vệ sinh mà vẫn giữ được nét phong tục lâu đời. Sau đó, một phần tro được để vào thố và đem thờ tự trong chùa.

Trang phục truyền thống của người Khmer được bảo tồn qua nhiều thế hệ. Người đàn ông hàng ngày mặc bà ba đen, quấn khăn rằn. Ngày lễ họ mặc áo bà ba trắng, quần đen, quàng khăn trắng quấn chéo vắt lên vai trái.

Chú rể trong đám cưới mặc sarong, áo ngắn màu đỏ, quàng khăn trắng vắt qua vai trái, đem thêm con dao tượng trưng, ngụ ý để bảo vệ cô dâu. Nhưng nét riêng trang phục của dân tộc thể hiện rõ rệt hơn ở người phụ nữ là mặc váy dệt bằng sợi tơ ằm.

Trong những ngày lễ lớn kéo dài cả tuần, người phụ nữ đi dự lễ, mỗi ngày mặc một chiếc váy màu sắc khác nhau. Ngày cưới cô dâu thường mặc váy, gọi là Săm Pôl Hoil màu tím sẫm, áo dài tăm ong màu đỏ thẩm, quàng khăn chéo qua người, đội mũ tháp nhọn.

Những trang phục mang tính truyền thống và thường được dùng trong những ngày lễ lớn của cộng đồng Khmer. Còn hàng ngày, giữa người Khmer, người Kinh, người Chăm, người Stiêng... tuy vẫn giữ nét riêng đặc sắc dân tộc mình, nhưng cũng có nhiều nét pha trộn, học hỏi lẫn nhau, đặc biệt ở lớp trẻ, miễn là đẹp mắt, hợp thời đại và tiện lợi trong sinh hoạt.

Đến với phum sóc Khmer vào dịp đón tết Chôl-chnăm-thmây bạn phải nhớ ăn mặc đúng trang phục lễ hội. Đây là lễ hội Mừng Năm Mới của người Khmer Nam Bộ. Đêm giao thừa người Khmer làm lễ, dâng bánh trái cây lên chùa, tại đây các đôi trai gái sánh vai nhau nhịp nhàng với điệu múa lâm thôn trong tiếng nhạc ngũ âm trầm trầm vang vang như làm tăng thêm múa, nơi kia từng cặp say sưa với điệu múa Adây.

Lễ chùa xong cũng là lúc bình minh chiếu rọi những tia sáng đầu tiên của ngày đầu năm mới. Mọi người tay bắt mặt mừng chúc nhau những điều tốt đẹp nhất. Suốt cả ngày hôm đó dân phum sóc, trai trẻ vui chơi nhảy múa tập thể Lâmvông, Sadăm... dập dìu suốt cả ngày tới thâu đêm.

Trong bữa cơm năm mới, ngoài các loại bánh quen thuộc như bánh chưng bánh tét, bánh ú, bánh in…người Khmer không thể thiếu món bún. Món ăn này đặc sắc nhờ vào nồi nước lèo, được nấu từ mắm bò hốc giã nhỏ với cá lóc nguyên con và nhiều gia vị quen thuộc. Đó là món ăn đặc biệt trong ngày tết của người Khmer Nam bộ.

Phương Nghi

Thứ Hai, 9 tháng 2, 2009

Cần Thơ: Đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc Khmer (26/09/2008)


Thành phố Cần Thơ luôn quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho bà con dân tộc Khmer. Bằng nhiều nguồn vốn, thành phố đã tập trung đầu tư, hỗ trợ vùng đồng bằng dân tộc Khmer đặc biệt khó khăn, tạo chuyển biến toàn diện về kinh tế xã hội. Chương trình 134 đã đầu tư trên 12,9 tỷ đồng hỗ trợ bà con 2.441 căn nhà, 2.528 hộ được giúp về nước sạch sinh hoạt, nâng số lượng hộ dân Khmer sử dụng nước sạch lên trên 3.577 hộ( chiếm 78%), 3.760 hộ sử dụng điện lưới (chiếm 82%). Việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, từng bước làm thay đổi tập quán sản xuất cũ. Hệ thống đê bao thủy lợi khép kín, thâm canh
Thành phố Cần Thơ còn chăm lo đời sống tinh thần cho bà con, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ. Thành phố tặng 5 bộ dàn nhạc ngũ âm cho 4 chùa và trường trung học nội trú, quận Ô Môn hỗ trợ 1 ghe Ngo phục vụ các lễ hội của bà con. 24 em người dân tộc Khmer được đào tạo các lớp diễn viên múa, nhạc công. Đội văn nghệ Khmer hát “Dù kê” được thành lập, đáp ứng nhu cầu hưởng thu văn hóa, văn nghệ của cộng đồng. Các chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng Khmer tăng thời lượng phát sóng lên 4 giờ mỗi ngày, báo Cần Thơ ngữ Khmer phát hành mỗi tuần trên 6.500 tờ, báo tin, ảnh Dân tộc miền núi dược phát hành mỗi tháng đến tận các chùa, đến sư sãi trong vùng. Nhà nước hỗ trợ xây dựng các lò hỏa táng tập trung ở 4 điểm chùa đáp ứng yêu cầu tín ngưỡng, phong tục tập quán của bà con dân tộc Khmer trên địa bàn. Được biết, thành phố hiện có 22.290 người dân tộc Khmer, chiếm 1,94% dân số, tập trung ở huyện Ô Môn và Cờ Đỏ, chủ yếu sống bằng nghề nông.
(TheoMonre.net)
Hoàng Lan

Sóc Trăng: 200 tỷ đồng đầu tư vùng đồng bào Khmer


Trong năm 2008, thông qua các chương trình, dự án, tỉnh Sóc Trăng chi trên 200 tỷ đồng thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với các hộ đồng bào dân tộc Khmer, tạo điều kiện cho họ ổn định cuộc sống và phát triển sản xuất.
Ông Lê Văn Cần, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết hiện nay số hộ Khmer nghèo cần hỗ trợ về nhà ở, đất ở, điện sinh hoạt, nước sạch là 20.662 hộ.Đến cuối tháng 9/2008, tỉnh đã xây 6.800 căn nhà tình thương cấp cho người dân; hỗ trợ 34 tỷ đồng cho các địa phương xây dựng các trạm cấp nước sạch ở các cụm dân cư, nhờ đó đến nay đã có 90% số hộ Khmer có nước sạch sinh hoạt.UBND tỉnh đã phê duyệt kinh phí hỗ trợ dầu hỏa thắp sáng, mua bảo hiểm y tế cho người nghèo. Trước tình hình giá cả tăng cao và diện tích nuôi tôm của người dân bị thiệt hại nhiều, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành nông nghiệp lập danh sách và hỗ trợ trên 1 tỷ đồng chi phí lúa giống cho các hộ Khmer chuyển sang trồng lúa ở 2 huyện Mỹ Xuyên và Vĩnh Châu, nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống.Đối với các hộ nghèo không có đất ở, đất sản xuất, do quỹ đất không còn, tỉnh đã lập phương án chuyển đổi sang dạy nghề cho đồng bào Khmer với tổng số tiền được vay trên 50 triệu đồng/hộ để xây nhà và phát triển sản xuất trong thời hạn 5 năm với lãi suất 0%.Ngoài số tiền được vay nói trên, các hộ còn được vay thêm 20 triệu đồng/hộ và 100 triệu đồng/hộ đối với vùng đặc biệt khó khăn với lãi suất thấp để phát triển sản xuất.
Theo TTXVN

CHƯƠNG TRÌNH 134,135: GÓP PHẦN KHỞI SẮC Ở THẠNH TRỊ


Thạnh Trị (Sóc Trăng) là huyện vùng nông thôn sâu có đông người dân tộc Khmer sinh sống chiếm 37,7% có 6 xã đặc biệt khó khăn. Những năm qua, nhờ triển khai đồng bộ có hiệu quả CT 134, 135 nên diện mạo nông thôn Thạnh Trị đã có nhiều khởi sắc.

Ban chỉ đạo XĐGN của huyện xây dựng đề án nhằm hỗ trợ về vốn, khoa học kỹ thuật, cây, con giống sao cho phù hợp với điều kiện sản xuất của từng hộ. Hiện nay một mô hình mang tính khép kín đang được rất nhiều hộ nông dân trong vùng triển khai thực hiện có hiệu quả. Đó là nuôi bò, lấy phân nuôi trùn quế để cung cấp cho các hộ nuôi cá bống tượng đem lại lợi ích kinh tế khá cao, hay mô hình trồng lúa kết hợp nuôi cá rô đồng… đã giúp nhiều hộ không những thoát nghèo bền vững, mà còn vươn lên trong cuộc sống.
Trong ba năm qua, bằng nguồn vốn Chương trình 134 hỗ trợ đã xây dựng bàn giao gần 4.000 căn (mỗi căn trị giá từ 5-6 triệu đồng) cho các hộ dân tộc Khmer nghèo bức xúc về nhà ở và cơ bản đã giải quyết xong về vấn đề nhà ở cho những hộ có nhu cầu. Các đoàn thể như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Cựu chiến binh, Hội nông dân… phối hợp với trạm khuyến nông-khuyến ngư-bảo vệ thực vật mở hàng trăm lớp tập huấn, hội thảo phổ biến kiến thức kỹ thuật, qui trình canh tác sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản cho hội viên. Từ đó đã xuất hiện nhiều mô hình tiêu biểu có hiệu quả kinh tế khá cao trong cộng đồng người dân tộc Khmer như mô hình đưa màu xuống chân ruộng lúa ở Lâm Kiết, Tuân Tức cho thu nhập trên 70 triệu đồng/ha, hay mô hình sản xuất lúa chất lượng cao (với 2 vụ/năm cho năng suất trên 11 tấn/ha/năm) ở Thạnh Tân, Thạnh Trị cho thu nhập trên 50 triệu đồng/ha, mô hình nuôi cá rô đồng trong ruộng lúa ở Thị trấn Phú Lộc, Lâm Tân, Châu Hưng…vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa góp phần bảo vệ môi trường cho thu nhập từ 30-45 triệu đồng/ha.
Hiện nay, hệ thống đường giao thông đã có 100% đường liên ấp liên xã; 50% đường ấp liền ấp và 70% hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia; 50% hộ dân được dùng nước sạch; 100% xã có Trường tiểu học & Trung học cơ sở; 100% xã có trạm y tế. Về nước sạch, đang triển khai theo mô hình giếng khoan; cung cấp lu chứa nước; cây nước tập trung cho cụm dân cư, dự kiến đến cuối năm 2008 cơ bản sẽ có 80% hộ dân Khmer được sử dụng.
PHƯƠNG NGHI