Thứ Ba, 29 tháng 12, 2009
Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ vùng dân tộc Khmer Nam Bộ
Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn cùng các đại biểu.
Dân tộc Khmer Nam Bộ có khoảng 1,3 triệu người. Theo báo cáo, 6 tháng đầu năm 2009, các địa phương có đồng bào dân tộc Khmer sinh sống đã huy động lực lượng, áp dụng đồng bộ các biện pháp phòng ngừa xã hội, phòng ngừa nghiệp vụ, đấu tranh trấn áp các loại tội phạm, nhiều địa phương tình hình tội phạm, TTATXH được giảm so với cùng kỳ 2008.
Với nhiều hoạt động đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, từ đó đã phát triển và nhân rộng nhiều mô hình thiết thực và hiệu quả như: Mô hình "Biên giới bình yên, nội biên vững mạnh" ở Long An; mô hình "Xã, phường vững mạnh về quốc phòng an ninh" ở Sóc Trăng; mô hình "3 quản, 3 chống, 3 xây" của Hội Cựu chiến binh An Giang; mô hình "Ấp, khóm, gia đình an toàn về ANTT" ở Trà Vinh… Đặc biệt, mô hình "Tiếng kẻng ANTT" của Long An đã được Tổng cục XDLL - CAND chỉ đạo sơ kết, nhân rộng ra 21 tỉnh, thành phố Nam Bộ.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn đánh giá cao công tác giữ gìn ANTT nói chung, trong khu vực đồng bào Khmer nói riêng của Công an 18 tỉnh, thành phía Nam trong thời gian vừa qua. Đồng thời, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Toàn cũng chỉ đạo lực lượng Công an các tỉnh, thành có đồng bào Khmer sinh sống một số công tác trọng tâm trong thời gian tới. Nhất là, nghiên cứu cải tiến các nội dung, hình thức phát triển phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Lồng ghép sáng tạo các nội dung đó với phong trào phát triển sản xuất, chăm lo y tế, giáo dục và các phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư".
Có các hình thức thi đua, động viên thiết thực để nhân dân phát huy vai trò làm chủ, tự giác tích cực tham gia giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện, mâu thuẫn phức tạp trong nội bộ nhân dân. Tham gia phát hiện đấu tranh, phòng chống các loại tội phạm và giáo dục giúp đỡ những người lầm lỡ trở về với con đường làm ăn lương thiện…
(Theo CAND )
Chùa Dơi - giữ hồn kiến trúc Khmer Nam Bộ
Tổng kinh phí trùng tu xây dựng lại khoảng 4 tỷ đồng. Trong đó, riêng phần chính điện là 2,7 tỷ đồng. Ngôi Dơi đã có trên 400 năm tuổi, được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1999 và là ngôi chùa thờ duy nhất Phật Thích Ca của cộng đồng dân tộc Khmer Nam Bộ tại tỉnh Sóc Trăng. Chùa có tên là chùa Dơi vì ngôi chùa này từ lâu đã là nơi trú ẩn của khoảng 1 triệu con dơi, phần lớn có sải cánh 1-1,2 m, những con lớn nhất có sải cánh lên tới 1,5 m.
Chùa gồm 3 công trình kiến trúc chính là chính điện, Sala và nhà thờ cố lục cả Thạch Chia, người có công trong việc trùng tu lại ngôi chùa. Ngày 15/8/2007, gian chính điện của chùa (rộng khoảng 200 m²) đã phát hoả. Ngọn lửa đã thiêu rụi toàn bộ mái trên của chính điện, cửa gỗ, cột, kèo, hàng chục tượng Phật và nội thất bên trong. Theo ông Võ Thanh Tòng, Phòng nghiệp vụ Du lịch, Sở VH, TT&DL tỉnh Sóc Trăng cho biết, chùa được xây dựng, trùng tu lại gần giống hệt như lúc trước. Tất cả đều theo lối kiến trúc truyền thống Khmer ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
Ờ đồng bằng sông Cửu Long có chừng 600 ngôi chùa của đồng bào dân tộc Khmer, thì chùa Dơi nổi lên như một quần thể kiến trúc đẹp vào bậc nhất. Ngay từ cổng vào cho đến kiến trúc mái chùa đã cho thấy nét tinh xảo đặc trưng. Mái chùa gồm hai tầng lớp ngói mầu. Phía đầu hồi, bốn đầu mái được chạm trổ tinh xảo hình rắn Naga cong vút. Trên đỉnh chùa có một ngọn tháp nhọn. Hàng cột đỡ bao quanh chùa, mỗi cột có một tượng tiên nữ Kemnar đôi tay chắp trước ngực như đang cất lời đón chào khách thăm viếng. Trong chính điện (sanctury) có một pho tượng Phật Thích Ca cao khoảng mét rưỡi.
Bên ngoài chính điện được trang trí bằng các hoa văn, phù điêu mang đặc trưng của kiến trúc Khmer Nam Bộ. Bên trong, là câu chuyện về sự tích Đức Phật Thích Ca qua 28 bức tranh được vẽ trên tường. Những bức tranh miêu tả cuộc đời Đức Phật, từ lúc ra đời tới khi được khai minh rồi nhập Niết bàn. Bên cạnh đó còn có một pho tượng sinh động miêu tả Đức Phật cưỡi trên rắn thần Muchalinda. Các bức tranh được sắp xếp lại theo một trật tự logic hơn để người xem dễ hiểu.
Trong khu vườn rộng còn có nhiều bảo tháp (stupa) chứa di hài các nhà sư quá cố, có lò hoả táng, nhà ở của các sư và nhà hội Sa La như kiểu nhà rông hay hội trường...
Ngoài không gian để thờ cúng, chùa Dơi còn có khoảng không gian rất rộng cho nhiều loại cây cối khác nhau. Chính nét thanh tịnh và độc đáo của chùa mà mỗi ngày đều có rất nhiều du khách viếng thăm nơi đây. Dưới vườn chùa rợp bóng mát, hàng đàn dơi treo mình ngủ trên cây trong không gian bình yên, trong môi trường trong lành ở chùa Mahatup.
Thứ Ba, 9 tháng 6, 2009
Văn hóa ẩm thực của người Khmer Sóc Trăng
Nguồn: website Sóc Trăng |
Điểm đặc trưng của người Khmer là định cư chủ yếu ở vùng nông thôn, trên những giống đất cao mà người Khmer gọi là "đây tuổi". Đó là vùng sản xuất nông nghiệp, với cây lương thực chủ yếu là lúa. Ngày nay, có trên 90% số dân Khmer chuyên sống bằng nông nghiệp, chủ yếu là sản xuất lúa gạo và các loại hoa màu. Ngày nay, có trên 90% số dân Khmer chuyên sống bằng nông nghiệp, chủ yếu là sản xuất lúa gạo và các loại hoa màu. Các loại nông sản này vừa là nguồn cung cấp lương thực vừa là nguồn thức ăn cho việc chăn nuôi của họ. Từ gạo nếp, họ đã biết chế biến các loại cơm và xay thành bột để làm các loại bánh. Trước đây, cơm được dọn trên chõng tre, đặt ở nhà bếp. Đàn ông lớn tuổi ngồi xếp bằng, nhỏ tuổi ngồi ở tư thế hai chân xếp thành một góc vuông (đều co lại, một chân sát đệm, một chân dựng lên), phụ nữ thì ngồi xếp "chè he" (hai chân co lại và xếp về một bên cho kín đáo). Ăn, người Khơ-me cũng dùng đũa như người Việt, người Hoa, nhưng người nào ăn xong, thì hai tay cầm đôi đũa lên ngang trán, xá ba xá biểu thị lòng biết ơn người làm ra vật thực. Ngoài việc chế biến thức ăn tươi, họ còn luộc chín, phơi khô hoặc làm mắm để dự trữ lâu ngày. Đặc biệt, với người Khmer, mắm vừa là thức ăn vừa là gia vị chính trong chế biến món ăn. Việc làm mắm cũng có nhiều loại, mỗi loại đều có kỹ thuật rất công phu. Ví dụ: Làm mắm "prôchôc", một loại mắm được người Khmer ưa dùng và được dùng gần như hằng bữa. Cách làm loại mắm này là cá lóc tươi. Sau khi đánh vẩy, mổ bụng lấy ruột ra, rửa sạch nhớt, nhưng phải đem ngâm nước lạnh một đêm cho cá sình lên, biến chất không có máu, rồi rớt ra, đem phơi nắng cho ráo nước; lúc bấy giờ mới ướp muối, trộn với cơm nguội, cho vào hũ, khạp, đổ nước muối nấu để nguội cho ngập cá rồi dằn mo cau lên trên và lấy thanh tre xiềng thật chặt đừng cho cá nổi lên và đem phơi nắng khoảng nửa tháng. Sau 6 tháng thì dùng được, nhưng để càng lâu càng ngon. Trước khi đem ra dùng, người ta mang thính trộn vào. Mắm màu tái, mùi khẳng, vị mặn gấp... tất cả đều cảm giác mạnh kích thích. Mắm prôhôc để lâu (một năm trở lên) ăn sống, kèm với khế, chuối chát, rau sống; hoặc bầm với xả ớt, ăn với cơm nguội; rất ngon. Loại mắm này, nếu được làm bằng cá trê vàng, gọi là "Prôchôc ôp", trở thành món ăn nổi tiếng Sóc Trăng. Người Khmer còn chế biến một loại mắm chua gọi "prôot", làm bằng tép mồng, một loại tép rất dễ kiếm ở đồng ruộng, khi trộn với đu đủ, riềng hoặc gừng non sau vài ngày thì ăn được. Cá lốc, cá trê nướng mà chấm với mắm này thì "ăn ngon hết chổ chê". Ngoài việc sử dụng gia vị như hành, ớt, tiêu, tỏi, người Khmer hay dùng mắm prôhôc làm gia vị chính để nêm nếm, đặc biệt là các món ăn "samlo" (canh), nước lèo. Bây giờ, bún nước lèo Sóc Trăng đã lan rộng trong và ngoài tỉnh, đã xuất hiện trong giai thoại làng văn nghệ, đã trở thành sự nhắc nhở thân tình và bạn bè gần xa; "nhứ ghé Sóc Trăng ăn bún nước lèo và mang về quà mắm ốp Phú Tâm (huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng). Bên cạnh làng nghề trồng lúa, người Khmer huyện Vĩnh Châu rất nổi tiếng về trồng củ cải và làm cải muối mà họ thường gọi là "chhay pâu", được người trong và ngoài tỉnh đến đặt hàng. Với loại thực phẩm trên, bữa cơm hằng ngày của người Khmer là cơm, canh, rau, nhưng vào mùa vụ đông ken, bữa ăn của họ rất sơ sài: chỉ một tô prôhôc chưng dưa leo, hoặc cọng bông súng hay bông lục bình... hoặc một đĩa prôhôc bầm xả ớt, gói ăn theo. Nhưng ở buổi tiệc tùng, đám phước, đám giỗ, tết cổ truyền, họ tổ chức ăn uống đãi khách, giống như người Việt, người Hoa, những món ăn hằng ngày, họ không bao giờ đem ra đãi khách, vì họ cho là thiếu tôn trọng. Thức ăn chế biến trong dịp này là thịt gia súc, gia cầm tự sản xuất hoặc mua, với nhiều món ăn khá phong phú, như: cù lao, càri, thịt kho nước dừa, bún nước lèo... Từ gạo nếp, người Khmer còn chế biến nhiều loại bánh mặn, bánh ngọt, như bánh tét, bánh ít, bánh tổ chim... đặc biệt là loại bánh mang tính đặc thù của văn hóa dân tộc, như bánh gừng, cốm dẹp. Bánh gừng là loại bánh được chế biến từ bột nếp với hột gà, có hình dáng giống như củ gừng, nên người ta gọi đó là bánh gừng (num khnhây). Sau khi được chiên với mỡ đã chín, họ còn rắc lên bánh một lớp đường cát trắng lấp lánh, trông rất đẹp. Bánh này là lễ vật không thể thiếu trong các lễ cưới truyền thống Khmer, biểu trưng cho hạnh phúc của lứa đôi. Người ta cũng có thể làm bánh này loại nhỏ dùng làm quà cáp hoặc đãi khách. Cốm đẹp được làm từ nếp rang, đâm dẹp, nhưng phải là nếp mới nghĩa là nếp mới chín đỏ đuôi, mới cắt từ cánh đồng mang về. Dụng cụ chính là một nồi đất to, miệng rộng, một chiếc cối bồng. Cối này có dáng thon đứng, được khoét lồng từ một khúc gỗ, chiều cao khoảng 1m và đâm bằng chày đứng. Khi nếp được rang chín đều, có tiếng nổ lách tách, tức là ruột nếp đã chín, nổ pháp tung vỏ ra, người ta bưng nguyên mẻ đổ vào cối để giã, thường là giã đôi: một người, một tay cầm chảy, một tay cầm cây gạt, trộn cho nếp nổi lên đều. Do nếp còn tươi nên thoạt đầu bị giã, hạt nếp bẹp ra dính từng đề. Và cứ như thế, người ta giã cho đến khi hạt nếp khô lên, rời rã; họ sẽ đổ ra nia. dùng sàng sẩy bỏ trấu trắng đục, điểm lác đác những hạt màu xanh. Cơm đẹp trộn với đường, dừa ăn thơm ngon, hoặc ăn với chuối chín muồi. Nó là lễ vật không thể thiếu trong lễ hội Oc-om-bôc, cúng Trăng. Ngày nay, vào dịp lễ hội Oc-om-bôc, khách mới về Sóc Trăng dự Hội đua ghe ngo, được Ban tổ chức tặng một gói quà lưu niệm có ý nghĩa: đó là cơm dẹp (Om-bôc), trộn sẵn với đường, dừa. Thức uống của người Khmer Sóc Trăng phổ biến là nước mưa chứa vào lu, tích lại trong mùa mưa, dùng để uống cả năm; hoặc nước trà dùng cho người già và để tiếp khách trong các lễ lộc, tiệc tùng, đãi khách, người Khmer thường dùng rượu trắng hoặc rượu ngâm thuốc, được nấu từ gạo; nhưng rượu không được dùng trong chùa, vì đây là điều giới cấm. Người Khmer vốn có trí thông minh rất nhạy cảm trong việc tiếp thu cái mới, mọi cách làm ăn, mọi hình thái văn hóa của các dân tộc anh em; song, do hạn chế về trình độ, họ tiếp thu một cách không ồ ạt không chọn lọc, nên dễ chịu ảnh hưởng nền văn hóa của các dân tộc anh em: một số thanh niên hiện nay quên cả tiếng nói và thuần phong mỹ tục của dân tộc mình, thậm chí đàn bà con gái không còn mặc áo "bom-pong" hay "xa-rong", một loại áo truyền thống dân tộc. Nếu phải mặc như vậy, họ cảm thấy xấu hổ. Cũng tương tự như thế, trong ăn uống, họ cũng cảm thấy xấu hổ mỗi khi người anh em dân tộc khác nói: "Anh ăn prôhốc", vị họ nghĩ rằng, người ấy nói họ ăn đồ "dơ dáy bẩn thỉu". Thật là có lý khi ai đó cho rằng: "hình dáng, hương vị của những món ăn dân tộc, gợi cho ta nhớ về cội nguồn, về quê hương xứ sở". Lối sống biến đổi theo lịch sử và hệ thống dinh dưỡng của các dân tộc khác nhau được quy định, không chỉ bởi các điều kiện địa lý, truyền thống của dân tộc mà về mặt xã hội. Còn bởi mức độ phát triển sản xuất. Với tinh thần nghị quyết Trung ương khóa 5 về "xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà văn hóa ẩm thực của người Khmer Sóc Trăng có nhiều điều kiện được bảo tồn và phát triển. |
Bánh Ống Sóc Trăng
| |
Rô băm – Loại hình nghệ thuật độc đáo của người Khmer ở Kiên Giang
Hoạt cảnh mừng Tết CholChnamThmây của Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Kiên Giang - Ảnh: BCB |
Rô băm là gì?
Các diễn viên Đoàn Nghệ thuật Rô băm tỉnh Trà Vinh - Ảnh: BCB |
Các nghệ sĩ múa chuyên nghiệp biểu diễn những động tác và tư thế của đôi bàn tay, trong tư thế phối hợp nhịp nhàng, uyển chuyển, uốn cong của toàn thân. Người xem cảm thấy bâng khuâng, thương nhớ các nàng Apsara (vũ nữ thiên đình) mà hình ảnh tuyệt vời còn lung linh trên mặt đá; với sức mạnh khái quát thể hiện tính chất trang nghiêm sùng kính của truyền thống tôn giáo và cung đình từ thời xa xưa… thể hiện ý tình sâu kín nhất của các nhân vật. Muốn đạt được trình độ đó, nhiều nghệ sỹ phải trải qua nhiều năm rèn luyện.
Sân khấu Rô băm ngoài động tác múa, còn dùng lời nói, lời hát để giải thích các tình tiết, sự kiện, hành động của diễn viên. Nội dung thường là tích cổ như vở Riêm kê trích từ anh hùng ca Ấn độ Ramayana… Nhân vật trở thành mẫu người lý tưởng của người Khmer như nàng Sêđa xinh đẹp thuỷ chung, hoàng tử Rama tài giỏi nhưng gặp nhiều chuyện gian truân, khổ ải. Khỉ thần Hanuman có nhiều pháp thuật cao cường… Các vở khác như Ra Ta Na Vông, Linh Thôn… cũng đều đượm tinh thần Phật giáo “Ở hiền gặp lành”, làm việc ác ắt phải đền tội.
Anh Thạch Nô diễn viên Đoàn nghệ Nhuật Khmer Kiên Giang kể lại: “Trước đây khi Đoàn còn dựng vở tôi chuyên đóng vai Chằn. Trong vở diễn Rô băm thường có hai tuyến nhân vật vua, hoàng tử, công chúa… không mang mặt nạ. Và ngược lại những nhân vật mang mặt nạ gồm nhiều loại, nhưng nổi bật nhất là vai chằn – Yeak- đại diện cho phái ác. Ngoài ra, trong vở diễn Rô băm cũng thường có vai hề xuất hiện để gây cười làm vui nhộn sân khấu”.
Âm nhạc Rô băm ngoài phần hát còn có nhạc đệm gồm trống “Cồn” và kèn Slayrom. Đây là dàn nhạc chủ yếu gây không khí cổ động cho đêm diễn và đệm múa, có âm lượng lớn, diễn tấu như: trống thúc mạnh mẽ trong những màn chiến đấu, khi khóc than thì cất lên tiếng kèn nghe thật ai oán….
Theo các nghệ nhân thì Rô băm xưa kia thường biểu diễn ngay dưới đất, có rải rơm lên trên, ánh sáng đốt bằng dầu mù u. Ngày nay sân khấu được dựng trên bục cao cho khán giả dễ coi, ánh sáng được thay bằng điện. Đạo cụ cho diễn viên được trang bị khá hơn. Phông màn thường vẽ cung vua hay cảnh rừng già. Phía trước có kê một cái bàn con với ít ghế nhỏ. Màn chỉ được kéo lên một lần trong suốt vở diễn. Mỗi khi chuyển cảnh “ông Bầu” giới thiệu qua cảnh tiếp để người xem dễ theo dõi.
Một thời vàng son
Thời hoàng kim của đoàn Rô băm vào những năm thập niên 60 của thế kỷ XX. Hàng năm các đoàn nghệ thuật Rô băm thường đi lưu diễn ở đám làm phước, các chùa. Đoàn đi diễn đến đâu đều được bà con Khmer địa phương “hậu đãi” lo nơi ăn chốn ở đàng hoàng. Các diễn viên hết lòng đem tài năng nghệ thuật ra phục vụ công chúng. Nhiều đêm diễn trăng sáng, mưa trái mùa lâm râm, tiếng ếch nhái oang oang khắp đồng và nhảy loạn xạ trên sân cỏ nhưng bà con vẫn nhiệt tình, chăm chú, say mê xem đoàn diễn hết đêm này đến đêm khác. Được biết, trong quá trình phát triển, nghệ thuật Rô băm hình thành nhiều lớp nghệ sỹ, nhiều người đã qua đời nhưng họ vẫn còn được người đương thời nhắc tới và ngưỡng mộ tài năng.
Nỗi lo thất truyền
Chúng tôi trở lại thăm gia đình ông Đào Chuông - Trưởng đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Kiên Giang. Trong căn hộ tập thể cấp bốn đơn sơ, song ấm cúng và rất giàu truyền thống văn hoá này, chúng tôi bắt gặp nhiều loại mặt nạ: chằn, khỉ, nai, ngựa, mão vua… do ông sáng tạo nên. Nhưng đã từ lâu nó trở thành vật lưu niệm chứ không còn được sử dụng nữa.
Mặc dù rất tâm huyết với nghệ thuật Rô băm nhưng ông rất buồn thừa nhận: Đã mấy năm nay Đoàn Nghệ thuật Khmer Kiên Giang không còn dàn dựng và công diễn được một trích đoạn Rô băm nào. Lý do không phải chỉ là vấn đề kinh phí khó khăn. Hiện Đoàn tập trung vào hai loại hình nghệ thuật là Ca- múa-nhạc và Dù –kê. Hơn nữa đầu tư dàn dựng vô cùng công phu. Lớp nghệ nhân điêu luyện ngày càng hiếm vắng. Còn lớp trẻ ngày nay lại ít mặn mà với Rô băm bởi việc truyền dạy và ý thức kế thừa thứ nghệ thuật cổ truyền này đã không được chú ý đúng mức trong nhiều năm qua. Mà trong việc tuyển chọn diễn viên Rô băm tiêu chuẩn đầu tiên lựa chọn là dựa vào sự ham thích và năng khiếu, rồi mới qua thực tế với sự hướng dẫn của lớp nghệ nhân già. Những nghệ sỹ này cũng chỉ là những nông dân. Sau những đêm biểu diễn, họ lại về làm ruộng rẫy… Ở một đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp hay nói rộng ra là lĩnh vực quản lý Nhà nước, Rô băm bị “đối xử” như vậy còn trong dân gian thì sao? Liệu Rô băm có bị thất truyền?
Đem nỗi trăn trở này, chúng tôi tìm về Chùa Rạch Tìa xã Định An - huyện Gò Quao nơi được coi là chiếc nôi nuôi dưỡng nghệ thuật Rô băm của đồng bào Khmer ở tỉnh Kiên Giang. Vị đại đức trụ trì chùa cho biết: “Đã nhiều năm nay chùa không còn tổ chức diễn Rô băm vào những dịp tết lễ như trước. Lý do là những nghệ nhân già thì thưa thớt dần còn lớp trẻ biết Rô băm thì không có”.
Thay cho lời kết
Rô băm là một bộ môn nghệ thuật thuộc di sản văn hóa của đồng bào Khmer. Mặc dù Rô băm hiện nay chỉ còn được người lớn ưa thích, vì lớp trẻ chỉ thích Dù kê bởi hình thức này linh hoạt, gần gũi, gây xúc động cho khán giả hơn, nhưng người Khmer vẫn nuôi dưỡng, bảo tồn Rô băm là môn nghệ thuật truyền thống quý giá của dân tộc. Thiết nghĩ Nhà nước cần quan tâm hỗ trợ nhiều hơn nữa cho loại hình nghệ thuật này. Cụ thể là Sở Văn hoá –Thông tin, Ban dân tộc, Hội Văn học Nghệ thuật, Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Kiên Giang là những đơn vị có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo và thực hiện việc sưu tầm, đào tạo một lớp diễn viên trẻ hát hay, múa dẻo làm sao bảo tồn và phổ biến cho bằng được môn nghệ thuật quí giá này.
Ở cấp huyện, xã, phum sóc…. nếu có điều kiện chính quyền nên khuyến khích thành lập các đoàn Rô băm quần chúng giao lưu rộng rãi. Trong xu thế đời sống văn nghệ hiện nay, một khi công chúng trong nước vượt qua những làn sóng thời thượng nhất thời, Rô băm rồi sẽ tìm lại được khán giả của nó. Rô băm không “chết” và có lẽ cũng chẳng cần hoá thân vào các loại hình sân khấu khác bởi tự thân nó vốn có đầy đủ giá trị nghệ thuật mang đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc truyền thống của người Khmer Nam bộ.
Bùi Công Ba
Lễ Đôl Ta – Nét đẹp của lòng hiếu thảo, tri ân
Múa truyền thống của người Khmer Nam bộ - Ảnh: Công Ba |
Theo truyền tích xưa, người Khmer chọn thời điểm này để tổ chức lễ Đôl ta, vì đây là lúc vụ mùa cày cấy vừa xong, tiết thu mát mẻ, trời đẹp. Mọi người nghỉ ngơi lấy lại sức sau những tháng ngày làm lụng cực nhọc. Lúc ấy, ngoài đồng văng vẳng tiếng chim kêu. Người Khmer gọi đó là “Satt đôn ta” (chim tổ tiên) báo hiệu cho mọi nhà chuẩn bị cho lễ Đôl ta. Vừa xong mùa vụ, khí hậu mát mẻ, nhìn đồng ruộng xanh tốt, lòng người phơi phới, dặn nhau: phải chuẩn bị tốt cho ngày lễ Đôl ta - cúng ông bà tổ tiên thật chu đáo, vui vẻ và ý nghĩa. Lễ Đôl ta nhằm 4 mục đích: nhớ đến ông bà, cha mẹ, họ hàng; tập trung anh em, con cháu trong gia đình lại để biếu quần áo, bánh trái cho những người có công ơn còn đang sống và làm lễ cầu phước cho người quá cố; đoàn kết giữa những người trong phum sóc với nhau; tổ chức liên hoan vui chơi, gắn bó họ hàng, bè bạn thân thích, tình làng xóm để giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
Trong 3 ngày diễn ra lễ Đôl ta được tổ chức cụ thể: ngày thứ nhất, mỗi gia đình dọn dẹp bàn thờ tổ tiên, trải chiếu, để mùng mền, gối mới lên giường rồi để sẵn một bộ áo quần mới, chư chuẩn bị cho ông bà đi xa mới về nhà. Chuẩn bị các thứ này xong, họ bày bánh, trà và dọn một mâm cơm để 4 cái chén, đốt nhang, đèn rồi mời họ hàng, bà con lối xóm lân cận đến cùng cúng. Sau khi rót 3 lần rượu, trà cúng, những người đứng cúng gắp thức ăn để vào chén, đổ trà rượu vào rồi đem ra sân đổ cạnh hàng rào, mời “ma quỷ” đưa ông bà họ về nhà ăn và ở lại suốt 3 ngày cúng, để đưa giúp ông bà tổ tiên họ trở lại nơi cũ. Buổi sáng gọi là “cúng tiếp đón”. Buổi chiều, họ lại cúng linh hồn ông bà, tắm rửa, thay quần áo mới rồi mời linh hồn ông bà cùng đi vào chùa nghe sư sãi tụng kinh lấy phước, và đi xem hát múa vui chơi cho thoả thích. Những ngày này, trong tình cảm của con cháu, ông bà, tổ tiên họ như hiện diện bên con cháu, nên ai cũng phấn chấn.
Ngày cúng thứ 2, sau một ngày đêm và 1 ngày ở chùa, đến chiều họ lại đưa linh hồn người quá cố về nhà. Họ cũng làm cơm cúng và mời ông bà ở lại chơi với con cháu thêm 1 đêm nữa. Ngày thứ 3 là ngày cúng cuối cùng, mỗi gia đình lại dọn lễ vật như ngày đầu tiên và cũng mời họ hàng, lối xóm đến dự, gọi là “cúng đưa”. Khi làm các thủ tục cúng như ngày đầu, họ bới cơm, gắp thức ăn vào chén, rồi đổ vào thuyền, tàu buồm họ làm bằng bẹ chuối, mo cau để tiễn ông bà về nơi cũ. Thức ăn này họ chuẩn bị cho ông bà đi đường. Trên tàu họ treo cờ phướn hình tam giác, khắc hình cá sấu, tắc kè ở đầu và đuôi tàu để tránh tai nạn dọc đường. Họ còn để thêm bánh trái, lúa, muối, đậu, mè để ông bà và “người” đưa đường ăn được lâu.
Xong xuôi, họ đem chiếc thuyền này thả trên sông, hoặc rạch gần nhà. Sau khi đưa tàu đi, họ tiếp tục mời anh em trong gia đình, bà con lối xóm dùng cơm. Bữa cơm thân mật có xen ca hát, tạo không khí vui vẻ, có nhà mời ông lục đến tụng kinh tạo phần long trọng, kéo dài đến chiều hoặc tối kết thúc 3 ngày lễ Đôl ta. Ngày nay, trong mối quan hệ xã hội rộng rãi, đoàn kết lâu bền giữa 3 dân tộc Kinh- Khmer- Hoa, lễ Đôn ta của đồng bào dân tộc Khmer anh em, đồng bào Kinh, Hoa trong các xóm, ấp, phum, sóc lân cận cũng được mời đến chung vui, càng thắt chặt thêm tình làng, nghĩa xóm trong tinh thần toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Lễ Đôl ta như lễ Vu lan đều được xem là nét đẹp về lòng hiếu thảo, tri ân của con cháu với ông bà, cha mẹ đang sống và đã mất.
Thanh Xuân
Âm nhạc truyền thống trong đồng bào dân tộc Khmer U Minh Thượng
Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2009 của đồng bào dân tộc Khmer ở U Minh Thượng khác hơn mọi năm. Lúa trúng mùa, nông dân làm ra sản phẩm bán được giá nên ăn tết có phần sung túc hơn. Bên cạnh đó, được sự quan tâm của Đảng bộ huyện, Phòng Văn hóa và Thông tin kết hợp cùng Ban quản trị Chùa Xẻo Cạn và UBND xã Thạnh Yên tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ, tạo nên làn sóng âm nhạc với những loại hình phong phú của dân ca trữ tình sâu lắng, thể hiện tình yêu thiên nhiên, tình yêu đôi lứa, tình yêu lao động, tình yêu phum sóc, tình yêu quê hương, tình yêu đất nước và những bài hát về mùa xuân...
Khi tiếng trống, nhạc vang lên, từng đôi nam – nữ, già trẻ cùng uyển chuyển bước ra sân, hòa mình vào điệu múa tập thể. Nữ lượn 2 cánh tay ra trước ngực, nam dang rộng cánh tay như để che chở cho người bạn múa. Múa lâm thôn, động tác khá đơn giản chỉ cần nhìn một chút là có thể múa theo được. Tuy vậy, phải tuân theo một số qui tắc nhất định như: người ít tuổi, địa vị thấp hơn sẽ ra múa trước, sau đó mới tiến đến mời các vị quan khách, người cao tuổi ra múa giao lưu. Đội hình múa di chuyển càng nhiều vòng, thế là cả người Khmer và các vị khách mời người Kinh, người Hoa cùng nhau vui vẻ, động tác múa càng nhanh hơn theo nhịp trống. Khi trống ngừng, mọi người cùng dừng lại chấp tay chào nhau rồi trở về vị trí cũ. Dịp này, những chàng trai, cô gái cũng tập trung tại sân bãi nào đó trong phum, sóc hẹn hò, tìm hiểu: “Anh quăng chlung tới Chlung tung lên trời Duyên em sáng ngời Đón lấy chlung anh…” “… vì con bướm rừng sẽ đến với em Vì có chàng trai tốt sẽ tới với em Như nước về với giếng…” Văn hóa âm nhạc của người Khmer hiện diện ở mọi nơi, trong tất cả ngày thường. Khi có điều kiện, những giai điệu nhạc vui tươi lại vang lên một cách mạnh mẽ trong mỗi con người Khmer. Anh Danh Bảy, ấp Xẻo Lùn A, xã Thạnh Yên (U Minh Thượng) bộc bạch: “Từ trước đến giờ chưa năm nào tui được ăn tết vui như vầy. Nhờ có chương trình giao lưu văn nghệ mà tui được múa, được hát một cách thỏa thích trước đám đông, thật tình vui quá là vui”. Còn bà Danh Ên ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang xuống ăn tết tại Chùa Xẻo Cạn, Thạnh Yên A (U Minh Thượng), miệng vừa nhai trầu vừa phấn khởi tâm sự: “Năm nay, tui xuống đây ăn tết, thấy vui quá trời luôn. Tết Chôl Chnăm Thmây mà người Việt nhiệt tình lắm. Họ giúp làm đủ thứ, họ nói chuyện cũng vui lắm”. Đáp lại sự quan tâm, của người Việt, nhất là sự quan tâm của Đảng bộ huyện U Minh Thượng, Sư Khỏe- chủ trì Chùa Xẻo Cạn (U Minh Thượng) nói: “Thay mặt đồng bào phật tử Khmer ở U Minh Thượng, tui xin cảm ơn những tình cảm chân thành của đông bào Việt, xin chân thành cảm ơn Đảng bộ huyện đã tạo mọi điều kiện cho đồng bào dân tộc Khmer chúng tôi có được cái tết vui vẻ và ấm áp nghĩa tình”. Chính tiếng nhạc và lời ca trong đêm giao lưu văn nghệ đã thể hiện và kế thừa một cách sâu sắc tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của các dân tộc anh em trên địa bàn huyện. Nó vừa mang cái chung của cộng đồng các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer vừa mang nét riêng của đồng bào dân tộc Khmer ở U Minh Thượng. Tin rằng, với những giá trị truyền thống quý báu đó, U Minh Thượng sẽ ngày càng phát triển và phồn vinh hơn nữa. Hồng Diễm | ||||
Thứ Tư, 27 tháng 5, 2009
Độc đáo chùa Khmer Nam Bộ
Người Khmer sinh tụ ở Nam Bộ rất lâu đời và họ đã kiến tạo nên một nền văn hóa rực rỡ. Với người Khmer, ngôi chùa là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, văn hóa, tinh thần của cộng đồng được xây dựng bề thế trang nghiêm, chạm khắc rất tinh tế, công phu với mái cong, nóc nhọn, tháp cao vút nằm giữa khuôn viên rộng để bà con đến làm lễ, vui chơi.
Chùa Khmer Nam Bộ nói chung đều mang kiến trúc Angkor của người Campuchia. Từ cổng nhìn vào chùa Khmer Nam Bộ qua cầu thang, có hai cấp sân rộng bao quanh ngôi chánh điện được tráng xi măng, mái chùa có ba cấp, mỗi cấp được chia thành ba nếp, nếp giữa lớn hơn, hai nếp phụ hai bên bằng nhau, không có tháp nóc. Những hàng cột phía ngoài chánh điện được xây dựng theo lối kiến trúc cổ Cô-ranh, phía trên nối tiếp giáp giữa đầu cột với mái chùa có tượng thần Krud mình người đầu chim, mỏ ngậm viên ngọc với 2 tay đỡ mái chùa. Trước bậc thềm vào chánh điện có hai pho tượng chằn Year hung dữ, mặc áo giáp, đứng bảo vệ ngôi chùa, tượng chằn hình dáng to lớn, mặt dữ tợn, miệng há rộng răng nanh to nhọn, tay cầm chày là biểu tượng cái ác, cái xấu, gây thương đau cho mọi người, khi tượng chằn được đặt trong chùa là biểu tượng cái thiện. Vì người Khmer tin rằng chằn bị thu phục bởi Đức Phật để phục vụ cho chánh điện, bảo vệ sự bình yên cho dân lành. Cửa vào chánh điện được chạm trổ rất công phu, tinh xảo kết hợp giữa phong cách nghệ thuật chùa và nghệ thuật chạm khắc dân gian đã tạo nên nét độc đáo cổ kính, đỉnh cao nghệ thuật thể hiện ở những họa tiết độc đáo nơi mái vòm, tường, các hàng cột và cầu thang như: Tượng đầu vị thánh bốn mặt "Maraprum" là tiền thân của "Brama" - vị thần sáng tạo ra thế giới; nữ thần "Kayno" nửa người, nửa chim; chim thần "Marakrit". Trên những hàng cột là phù điêu các tiên nữ và những quái vật. Theo triết lý của người Khmer đó là những thử thách đối với phật tử trên bước đường tu thành chánh quả. Trên mái vòm và cầu thang đều chạm trổ họa tiết có thần rắn Naga; vì họ quan niệm rằng tấm lòng từ bi hỷ xả của Đức Phật đã thuần hóa được loài vật nguy hiểm này.
Điểm chung của chùa Khmer Nam Bộ là chánh điện thường quay về hướng Đông; vì họ cho rằng con đường tu hành của Phật đi từ Tây sang Đông. Bên trong chánh điện du khách có thể choáng ngợp bởi vẻ bề thế và lộng lẫy với nhiều màu sắc, mang nét văn hoá Khmer, mang nét đặc thù nền tảng của Bà Lamôn giáo, ảnh hưởng sâu đậm văn hoá Ấn Độ, nhiều nhất là trên nóc được trang trí hình ảnh đền Angkor Wat - nơi khởi nguồn của phong cách kiến trúc Khmer. Xung quanh trong chánh điện bày trí rất nhiều hình ảnh giải thích quá trình tu hành khổ luyện của Đức Phật từ lúc sinh ra đến lúc làm Thái tử, cho đến khi vào cõi Niết Bàn. Đối diện chánh điện là các cột trụ biểu là hình tượng thần rắn Naga 5 đầu, dùng để thắp nến vào những ngày lễ hội; theo giáo lý Phật pháp sẽ soi sáng cho nhân loại, giúp mọi người sống hướng thiện như chính loài rắn. Trải qua tiến trình lịch sử, ngôi chùa có một vị thế rất vững chắc trong đời sống xã hội và tâm thức của người Khmer Nam Bộ. Chùa chính là nơi diễn ra các lễ hội lớn trong năm như: Tết cổ truyền Chôl-chnăm-thmây, lễ Đôn ta, lễ hội Ook-Oom-Bok, nơi tập trung bà con Khmer đến học chữ Paly, học giáo lý, học nghề...
Chùa Dơi trong giai đoạn trùng tu. |
Hiện tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều ngôi Chùa Khmer cổ vài trăm tuổi được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, là điểm thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Chùa Dơi được xây dựng năm 1569 với tên khai sinh theo ngôn ngữ Khmer là Sêrây Têchô Mahatúp, còn được gọi theo tiếng Việt là chùa Mã Tộc, ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer đã được trùng tu nhiều lần và bị hoả hoạn ngày 16/8/2007, hiện đang khôi phục trùng tu trên nền cũ. Ngôi chùa nằm trong một khu vườn rộng khoảng 3 ha, um tùm các loại cây ăn quả như xoài, vú sữa, sầu riêng, măng cụt... Gọi là chùa Dơi vì ngôi chùa nổi tiếng với một đàn dơi hàng vạn con dơi quạ. Đã từ hàng trăm năm nay, đàn dơi chọn vườn chùa làm nơi cư trú và nghỉ ngơi, ban ngày treo mình trên các cành cây ngủ yên lành. Có nhiều cây dơi treo dốc đầu ngủ, chi chít như lá. Khoảng thời gian từ tháng 5-8 là mùa sinh sản, mỗi dơi mẹ ôm một dơi con mà ngủ. Đi lại trong chùa phải thật yên tĩnh, một tiếng động mạnh bất thường cũng có thể làm dơi mẹ giật mình, đánh rơi con. Con dơi mới đẻ sải cánh đã dài tới 50cm, dơi trưởng thành sải cánh khoảng 1m và nặng xấp xỉ 1,5kg. Hoàng hôn xuống, chúng thức giấc bay lên, ríu rít gọi nhau, lượn qua lượn lại mấy vòng, rồi mới từ giã ngôi chùa đi kiếm ăn. Có một điều rất lạ là dơi không hề ăn một trái chín nào ở vườn chùa. Chúng tung cánh bay đi xa, kiếm ăn trên những miệt vườn khắp vùng sông Tiền, sông Hậu, để rồi sáng sớm lại trở về ngủ trong vườn chùa. Có những cành cây ăn trái của nhà dân ngả sang vườn chùa thì đàn dơi cũng tránh, không con nào chịu ngủ trên những cành cây đó. Đây là một điều thực tế, không phải là huyền thoại. Trong tình hình môi trường đang bị hủy hoại, chim thú đang bị săn bắt tàn bạo như hiện nay, thì chùa Dơi vẫn còn là một môi trường tốt và thanh bình cho hàng vạn con dơi. Đất lành chim đậu, có thể nói các nhà sư ngày trước đã tìm được một nơi đất lành để dựng chùa, mời gọi được đàn dơi về đây. Trong khuôn viên chùa có hàng triệu con dơi. Theo gia phả để lại, họ hàng dơi xuất hiện ở đây từ 200 năm về trước, dường như chúng đã chọn nơi này làm cửa sinh theo triết lý nhà Phật, là cửa sinh vì không hề bao giờ nhìn thấy một xác dơi chết (không có cửa tử). Nếp sinh hoạt cộng đồng động vật này là chúng treo mình trên những cành cây trong khuôn viên chùa suốt từ 6 giờ sáng đến 18giờ 30 chiều dơi bay đi kiếm ăn cách chùa khoảng 50-60km sau đó trở về chùa đúng 4 giờ sáng. Thông thường dơi ở đây sinh sản vào khoảng tháng 5-9 và dơi nhỏ bao giờ cũng ôm mẹ ngay cả khi vận động kiếm ăn. Nhưng chùa Dơi không chỉ nổi tiếng bởi những thứ đó, ở đồng bằng sông Cửu Long có chừng 600 ngôi chùa của đồng bào dân tộc Khmer, thì chùa Dơi nổi lên như một quần thể kiến trúc đẹp vào bậc nhất. Mái chùa gồm hai tầng lớp ngói màu. Phía đầu hồi, bốn đầu mái được chạm trổ tinh xảo hình rắn Naga cong vút. Trên đỉnh chùa có một ngọn tháp nhọn. Hàng cột đỡ bao quanh chùa, mỗi cột có một tượng tiên nữ Kemnar đôi tay chắp trước ngực như đang cất lời đón chào khách thăm viếng. Trong chính điện (sanctury) có một pho tượng Phật Thích Ca bằng đá nguyên khối trên một tòa sen cao khoảng hai mét. Khắp trên tường chùa là những bức tranh miêu tả cuộc đời Đức Phật, từ lúc ra đời tới khi được khai minh rồi nhập Niết Bàn. Bên cạnh đó còn có một pho tượng sinh động miêu tả Đức Phật cưỡi trên rắn thần Muchalinda. Ngay từ cổng vào cho đến kiến trúc mái chùa đã cho thấy nét tinh xảo đặc trưng. Những họa tiết vẽ trên cột, trần khu nhà có tượng Phật nằm tuy không có nhiều tiểu tiết, nhưng cũng đủ mô phỏng tín ngưỡng của người Khmer. Những bức họa lớn do các Phật tử từ nhiều nơi thực hiện gắn kín hết các bức tường phía ngoài.
Đàn dơi quạ bay về chùa. |
Người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, ở Nam Bộ nói chung chiếm gần 6,7% dân số toàn vùng. Ngoài ra người Khmer còn cư trú ở miền Đông Nam Bộ, TP. Hồ Chí Minh, An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước. Đời sống tôn giáo tín ngưỡng là sự tồn tại theo đạo Phật (phái tiểu thừa) nên mọi nghi thức lễ hội, đón mừng năm mới diễn ra ở chùa cổ kính và mang đậm màu sắc lễ hội Phật giáo. |
Phương Nghi
Họp mặt kiều bào Khmer nam bộ mừng Chol Chnam Thmay
C | ||
(CT)- Ngày 18-4-2009, tại TP Cần Thơ, Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ phối hợp với các tỉnh, thành phố vùng Tây Nam bộ tổ chức họp mặt kiều bào là người dân tộc Khmer đang sinh sống ở nước ngoài về quê đón Tết Chol Chnam Thmay. Tại buổi họp mặt, đại diện lãnh đạo Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ thông tin về tình hình KT-XH của đất nước nói chung, vùng Tây Nam bộ nói riêng. Trong những năm qua, những nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc thông qua các chương trình, dự án phát triển KT-XH, xóa đói giảm nghèo… Đặc biệt là đồng bào sư sãi đã phát huy truyền thống đoàn kết, thi đua lao động sản xuất, học tập, đã tạo sự chuyển biến khá toàn diện. Tình đoàn kết giữa các tôn giáo, dân tộc được phát huy, bộ mặt nông thôn vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống không ngừng đổi mới, an ninh quốc phòng ổn định. Riêng năm 2008, các tỉnh, thành phố có đông đồng bào Khmer trong vùng, được đầu tư gần 500 tỉ đồng để triển khai thực hiện các dự án phục vụ nhu cầu an sinh xã hội. Bà con được hỗ trợ nhà ở, trợ giá – trợ cước, vay vốn ưu đãi, giải quyết việc làm, chính sách cử tuyển, hộ nghèo được các địa phương thực hiện chính sách miễn giảm viện phí, cấp thẻ bảo hiểm y tế, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc… Từ đó, đời sống, sinh hoạt của đồng bào dân tộc Khmer không ngừng được cải thiện. Các đồng chí lãnh đạo mong đồng bào các dân tộc, đặc biệt là đồng bào dân tộc Khmer đang ở trong nước hay đang sinh sống ở nước ngoài hãy phát huy truyền thống đoàn kết, ra sức học tập, lao động, sản xuất kinh doanh, để làm giàu cho gia đình, giúp đỡ cho thân nhân và góp phần làm giàu quê hương đất nước. Chúc đồng bào dân tộc Khmer một năm mới sức khỏe, hạnh phúc, thành đạt. Các kiều bào dân tộc Khmer cũng bày tỏ niềm phấn khởi trước sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước thời gian qua. Qua buổi họp mặt này, giúp cho họ hiểu hơn về tình hình của đất nước, thấy được sự đổi mới của quê hương và những tình cảm tốt đẹp mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã dành cho những đồng bào sống xa Tổ quốc. Tin, ảnh: THANH THY |
Thứ Hai, 18 tháng 5, 2009
Thực hiện Quyết định 134/TTg: Cung cấp nước sạch cho 4.000 hộ Khmer
Đồng bào dân tộc Khmer xã Đông Bình có nước sạch sử dụng |
Trong đó, thực hiện chương trình 134 của Thủ tướng Chính phủ, trong 2 năm 2008- 2009, trung tâm đã xây dựng 4 công trình cấp nước tập trung phục vụ nước sạch cho 5 xã có đông đồng bào dân tộc Khmer: Loan Mỹ (Tam Bình), Trà Côn, Tân Mỹ, Hựu Thành (Trà Ôn) và Đông Bình (Bình Minh). Đến nay, có 3 công trình tại Tân Mỹ, Loan Mỹ và Đông Bình đã đưa vào vận hành cấp nước phục vụ nhân dân; 2 công trình còn lại đang khẩn trương hoàn thành xây dựng trong tháng 5/2009. Theo đó, hiện có 7 xã đông đồng bào dân tộc Khmer: Đông Bình, Đông Thành (Bình Minh); Thuận An (Bình Tân), Hựu Thành, Tân Mỹ, Trà Côn (Trà Ôn), Loan Mỹ (Tam Bình) sử dụng nước sạch sinh hoạt từ trạm cấp nước tập trung, với tổng số 4.000 hộ đồng bào dân tộc Khmer, tương đương với khoảng 20.000 người.
Các công trình đang phát huy tác dụng, góp phần thực hiện tốt chính sách của Đảng chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc Khmer, trong đó có nước sạch sử dụng.
Tin, ảnh: HỒNG THƯ
Vấn đề quyền con người ở Việt Nam: Một thực tế không thể xuyên tạc
Báo cáo quốc gia kiểm điểm định kỳ việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam, do Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao nước ta, ông Phạm Bình Minh, trình bày chiều ngày 8/5 (giờ địa phương) tại khóa họp thứ V của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ), tổ chức tại Geneva (Thụy Sĩ), với sự tham dự đầy đủ của đại diện 192 quốc gia thành viên cùng nhiều tổ chức của LHQ và các tổ chức quốc tế khác, đã nhận được những phản hồi khác nhau, song đa phần là tích cực.
Đây là lần đầu tiên, Việt Nam trình bày báo cáo quốc gia về việc thực hiện quyền con người tại một diễn đàn quốc tế lớn như vậy. Và đây cũng là việc làm bình thường thuộc trách nhiệm của một nước thành viên LHQ phục vụ cuộc điều tra chung của Hội đồng Nhân quyền LHQ với tất cả các quốc gia thành viên.
Báo cáo của Việt Nam gây được sự chú ý, vì nó đã trình bày một bức tranh tổng thể, nhưng không khái quát mà được cụ thể hóa bằng những dẫn chứng và số liệu, với các cơ sở pháp lý là Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành cũng như các cam kết, chủ trương, chính sách và hoạt động thực tiễn của Nhà nước Việt Nam để khẳng định một thực tế là ở Việt Nam, những quyền cơ bản của con người luôn được tôn trọng, bởi lẽ, như báo cáo đã nêu, "Nhà nước Việt Nam coi con người là mục tiêu và động lực của mọi chính sách phát triển kinh tế - xã hội và luôn nhất quán trong việc đảm bảo và thúc đẩy các quyền con người".
Một thực tế hiển nhiên không ai có thể phủ nhận là người dân Việt Nam đã và đang được hưởng các quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, trong đó có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại và cư trú trên đất nước Việt Nam. Họ được bình đẳng trước pháp luật, được quyền tham gia quản lý công việc của Nhà nước và xã hội; được quyền khiếu nại và tố cáo; được quyền lao động, học tập, chăm sóc sức khỏe..., không phân biệt giới tính, sắc tộc, tôn giáo, trong đó nhóm dễ bị tổn thương (phụ nữ, trẻ em, người thiểu số và người khuyết tật) được đặc biệt quan tâm.
Đoàn Đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị tại Geneva, Thụy Sĩ. |
Lâu nay, vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, dưới góc nhìn sai lệch của những thế lực vốn có định kiến chính trị với Việt Nam, thường bị xuyên tạc, bị bóp méo.
Với những thông tin toàn diện, có sức thuyết phục về tình hình thực hiện quyền con người ở Việt Nam, Báo cáo của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ kỳ này là cơ sở để cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn, nhìn nhận khách quan hơn về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.
Sau hơn 20 năm đổi mới, công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định, bình quân đạt 7,5%/năm. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ dưới 200 USD/người (năm 1990) lên 1.024 USD/người (năm 2008). Trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. Ưu tiên này cũng là nhằm thúc đẩy các quyền con người, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước và các Mục tiêu Thiên niên kỷ (MTTNK) của LHQ.
Việc thực hiện "Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo" được Chính phủ thông qua tháng 5/2002 trên cơ sở Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 đã góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia từ hơn 60% vào năm 1990 xuống còn 13.8% năm 2008. Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên đạt MTTNK về xóa đói giảm nghèo và được quốc tế ghi nhận là một trong những quốc gia đi đầu về xóa đói giảm nghèo.
Xóa đói giảm nghèo phải đi đôi với giải quyết việc làm. Kết quả đạt được trong nỗ lực này là không nhỏ. Trong 8 năm (2001 - 2008), cả nước đã có 12,44 triệu việc làm mới.
Nguyễn Quốc Uy
Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2009
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang: Thăm và tặng quà đồng bào dân tộc Khơ-me
Đoàn cán bộ Bộ CHQS tỉnh An Giang do Đại tá Nguyễn Huy Hoàng, Phó Chính ủy Bộ CHQS tỉnh dẫn đầu đã đến thăm và chúc Tết các vị sư sãi cùng đồng bào dân tộc Khơ-me trong tỉnh.
Tại các chùa: Sneng Preth (hay còn gọi là Phú Đà Châu, huyện Châu Phú); chùa Chắc Sđao, chùa Preas Stưng, chùa Se Răng Măng Kol (huyện Châu Thành) và chùa Kal Bo Prưk (huyện Thoại Sơn), đoàn đã ân cần thăm hỏi sức khỏe các vị sư sãi, À cha và đời sống của bà con dân tộc Khơ-me trong khu vực. Các vị sư trụ trì tại các chùa đều bày tỏ niềm vui và cảm kích trước sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo chính quyền, Mặt trận, các ban ngành, đoàn thể và lực lượng vũ trang tỉnh đối với đồng bào dân tộc Khơ-me. Các vị sư trụ trì hứa sẽ tiếp tục khuyên dạy phật tử, nhắc nhở bà con dân tộc trong cộng đồng phát huy truyền thống đoàn kết, thực hiện tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, ra sức học tập nâng cao trình độ, kiến thức mọi mặt, tích cực lao động sản xuất, góp phần xây dựng và phát triển quê hương.
Bộ đội vui Tết cùng đồng bào dân tộc Khơ-me
Huyện đội Tri Tôn vừa họp mặt hơn 150 đại biểu, cán bộ và chiến sĩ là đồng bào dân tộc Khơ-me, nhân dịp Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay. Cuộc gặp gỡ diễn ra trong không khí vô cùng ấm áp, tràn đầy tình nghĩa và đoàn kết cộng đồng các dân tộc anh em trong lực lượng vũ trang An Giang.
Đây là cuộc gặp gỡ giữa đại biểu, cán bộ và chiến sĩ là đồng bào dân tộc Khơ-me với Thủ trưởng Chỉ huy và cơ quan Chính trị được tổ chức theo thông lệ hằng năm, nhân dịp Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay. Thay mặt Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang, Đại tá Nguyễn Huy Hoàng, Chủ nhiệm Chính trị ghi nhận và đánh giá cao kết quả học tập, huấn luyện và công tác của cán bộ, chiến sĩ dân tộc Khơ-me đã hoàn thành xuất nhiệm vụ, thể hiện phẩm chất cao đẹp của "Bộ đội Cụ Hồ". Đồng chí mong muốn cán bộ, chiến sĩ là người dân tộc Khơ-me tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, ra sức góp phần xây dựng cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh và đơn vị vững mạnh toàn diện.
Các đồng chí Hồ Việt Hiệp, Bí thư Huyện ủy Tri Tôn; Chau Kim Sêng, Phó ban Dân tộc tỉnh An Giang; lãnh đạo Ban Chỉ huy Quân sự huyện và một số đơn vị trực thuộc cũng gặp gỡ, thăm hỏi và động viên anh em an tâm công tác để giành nhiều thành tích xuất sắc hơn nữa; nòng cốt thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; nhắc nhở gia đình và người thân cùng hưởng ứng tốt các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cuộc sống mới của cộng đồng dân cư và giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn phum, sóc. Cùng thời gian này, các Đội công tác cơ sở (trực thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang) đóng ở các xã Ô Lâm, Châu Lăng, thị trấn Ba Chúc… (Tri Tôn) và An Hảo, An Cư, An Phú… (Tịnh Biên) cũng đã phối hợp với Đảng ủy và chính quyền, đoàn thể địa phương đi thăm, tặng quà và chúc Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay đối với các vị sư sãi, À cha và gia đình chính sách tiêu biểu trong phum, sóc.
Năm nay, dự "Ngày hội Văn hóa - Thể thao và Du lịch dân tộc Khơ-me tỉnh An Giang lần VII", Đảng ủy và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang nhất trí cử đoàn vận động viên gồm 24 cán bộ và chiến sĩ là người dân tộc Khơ-me ở Tiểu đoàn 512, Phòng Tham mưu, Đại đội Trinh sát và Ban Chỉ huy Quân sự các huyện Châu Thành, Tri Tôn, Tịnh Biên tham gia thi đấu một số bộ môn. Thiếu tá Thái Hòa Bình, Chủ nhiệm Nhà Văn hóa Tỉnh đội - Trưởng đoàn cho hay, do Lực lượng vũ trang An Giang không có cán bộ và chiến sĩ nữ trẻ tuổi là người dân tộc Khơ-me, nên thiếu vắng các tiết mục ca - múa - nhạc cổ truyền và hội thi thời trang nam - nữ so với những năm trước đây.
Với sự nhiệt tình và sôi nổi của người lính, các vận động viên của Tỉnh đội An Giang được bạn bè động viên và cổ vũ rất hào hứng. Chau Rane, là chiến sĩ mới vừa nhập ngũ được 6 tháng đã tích cực tham gia môn việt dã, đoạt giải khuyến khích ở cự ly 5.000m dành cho nam, hồ hởi nói: "Do bận rộn công tác, thời gian luyện tập không nhiều, nhưng được sự cổ vũ hết sức nồng nhiệt của đồng đội, các đơn vị và bà con dọc hai bên đường chạy nên em càng cố gắng, giành thành tích cho đơn vị trong ngày hội".
Đồng bào dân tộc Khơ-me vùng Bảy Núi và một số địa phương trong tỉnh An Giang đón Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay trong niềm vui mới, phấn khởi trước sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh, lực lượng vũ trang An Giang cũng đẩy mạnh các hoạt động vận động quần chúng và tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa quân với dân - đồng bào các dân tộc thiểu số và thắt chặt tình đoàn kết sâu đậm với phum, sóc.
Rộn ràng Chol Chnam Thmay
Chạy dọc những con đường đan nhỏ vào các xã– nơi tập trung đông đồng bào dân tộc Khmer, chúng tôi cảm nhận được không khí Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay của bà con Khmer đang lan tỏa đến mọi nhà. Còn 3 ngày nữa mới tết nhưng bà con đã quét dọn nhà cửa, chuẩn bị nhiều thứ đón tết. Sân đầy củi, lá chuối rọc sẵn để trước thềm sân chuẩn bị gói những đòn bánh tét tròn đầy. Nước đổ đầy ghè, đầy chum, mọi người sửa sang bàn thờ Phật, trang hoàng nhà cửa, quét dọn sân nhà, kết cổng chào. Không khí trong các chùa càng rộn rịp hơn khi các sư sãi, phật tử cùng quét dọn bàn thờ, khuôn viên chùa...Tất cả đã sẵn sàng cho cái Tết Chol Chnam Thmay vui vẻ và đầm ấm. * Vui đón Chol Chnam Thmay Gia đình anh Thạch Dư và chị Thạch Thị Sương ở ấp Sóc Ruộng (Tân Mỹ, Trà Ôn) tất bật chuẩn bị đón tết cổ truyền từ mấy ngày nay. Những chậu kiểng được tỉa tót, bên cạnh là sắc vàng của khóm vạn thọ làm khoảng sân trước nhà thêm tươi mắt. Chị Sương chọn những trái bưởi chín vàng, trái to đều bẻ ở ngoài vườn đem chưng trên bàn thờ. Chị cho biết “ sáng đi chợ thị trấn mua được chục ký nếp ngon, tết nào cũng vậy đều gói hơn 50 đòn bánh tét để đem cúng chùa và tặng cho bà con. Gà vịt có sẵn rồi, ngày mai mua thêm thịt và vài thứ để anh cùng bạn bè lai rai trong 3 ngày tết”.
Dạo quanh các chùa, không khí càng rộn rịp hơn. Sư sãi, phật tử quét dọn bàn thờ, khuôn viên chùa. Những giai điệu lâm thol với tiếng trống và tiếng hát giòn giã được phát ra từ chùa Gò Xoài đã làm xôn xao một khu xóm. Chúng tôi nghe mà thấy lòng mình cũng như đang hòa nhịp theo từng tiếng nhạc, hòa vui vào cái tết của đồng bào Khmer. Trước sân chùa, bà Thạch Phanh (85 tuổi) ngồi làm cỏ. Bà nói: “Nhà bà sát bên chùa, già rồi để việc nấu nướng dâng cơm cúng chùa cho con cháu, bà sang chùa mần cỏ cho sạch đón tết”. Bọn trẻ thấy bà làm cũng hăng hái phụ nhổ cỏ, vừa làm vừa cười nói rôm rả bằng thứ tiếng Khmer nghe rất vui tai. Khi chúng tôi hỏi các em nói gì mà vui thế? Em Thạch Dân (13 tuổi) hý hửng khoe: “Con nôn đến tết quá đi, cả bọn hẹn nhau tết sẽ cùng tụ tập ở sân chùa chơi ném bóng, gieo hột, kéo co, xem múa hát... Tết tụi con được lì xì giống như tết Việt nữa”. Em Thạch Phước Đa Ra cho biết: “Tết thường cùng bạn bè đi chơi chùa, lại nhà chúc tết nhau và sẽ cùng nhảy lâm thol với nhau nữa. Vui lắm!”. * Niềm vui nhân đôi Anh Kim Chính năm nay đón tết trong niềm vui nhân đôi, ngoài việc có được ngôi nhà lành lặn từ Chương trình 134, anh vừa được hỗ trợ tiền để kéo nước sạch về nhà sử dụng. Anh cho biết: “Nhờ Đảng và Nhà nước hỗ trợ chứ với 2 công ruộng làm còn không đủ ăn nói chi cất được nhà, kéo được nước”. Anh chỉ là một trong số nhiều hộ bà con người dân tộc được Nhà nước chăm lo hỗ trợ nhà, nước sạch... thời gian qua.
Theo Ban Dân tộc tỉnh, hiện nay bộ mặt nông thôn nơi có đông đồng bào dân tộc có nhiều đổi mới, không còn nhà tre, lá lụp xụp như trước đây, tất cả hộ nghèo đều nhà tôn, cột đúc vững chắc, nền gạch sạch sẽ đã tạo một tâm lý phấn khởi trong đời sống của đồng bào. Đến nay, các xã vùng đồng bào dân tộc tỷ lệ có điện sử dụng lên đến 95%, số hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 70%, trường học bê tông kiên cố đạt 100%. Mỗi xã đều có trạm y tế đạt chuẩn và được trang bị đủ phương tiện, đáp ứng cho công tác điều trị bệnh. Một niềm phấn khởi mới lại đến với đồng bào dân tộc là hiện nay, từ nguồn vốn của tỉnh và Trung ương, sẽ tiếp tục thực hiện nhiều chương trình, chính sách: cho vay vốn phát triển sản xuất; giải quyết việc làm; hỗ trợ có mục tiêu hàng năm cho việc giải quyết đất ở, đất sản xuất và nước sạch cho đồng bào dân tộc nghèo, đời sống khó khăn... để nâng dần mức sống của đồng bào dân tộc Khmer.
Cùng hòa chung không khí vui tươi của người dân trong những ngày cận tết, cuộc sống mới đang từng ngày tạo nét khởi sắc trong các phum, sóc Khmer. Và từ những đổi thay đó, chắc chắn rằng năm nay, đồng bào dân tộc Khmer sẽ có một cái tết vui vẻ và đầm ấm hơn. |
Đoàn Ánh Bình Minh phục vụ đồng bào dân tộc Khmer ở Cà Mau
Cà Mau là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, thường tập trung vào 6 ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer để sinh hoạt tín ngưỡng cũng như hành đạo theo phương châm “Đạo pháp - xã hội chủ nghĩa” và tinh thần đoàn kết dân tộc, tôn giáo...
Tiết mục múa phục vụ khán giả Cà Mau của đoàn Ánh Bình Minh
Cũng như các địa phương khác trong khu vực, trung tuần tháng ba âm lịch hằng năm là khoảng thời gian mà đồng bào dân tộc Khmer Cà Mau nô nức, phấn khởi chuẩn bị đón mừng tết Chôl Chnăm Thmây - Lễ tết truyền thống của người Khmer. Năm nay, đồng bào dân tộc Khmer ở Cà Mau sẽ đón tết truyền thống trong không khí bừng, náo nức hơn vì có sự tham gia biểu diễn của đoàn nghệ thuật dân tộc Khmer Ánh Bình Minh, tỉnh Trà Vinh. Đoàn sẽ tham gia biểu diễn phục vụ đồng bào dân tộc ở các chùa lớn như: chùa Cao Dân, Ấp 7, xã Tân lộc, hưyện Thới Bình; chùa Tam Hiệp, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời; Salatel, Ấp 6, xã Khánh Hòa, huyện U Minh...
“Khi hay tin có đoàn nghệ thuật xuống biểu diễn phục vụ văn hóa, văn nghệ cho đồng bào dân tộc, chúng tôi vô cùng phấn khởi, trông mau tới ngày biểu diễn để cả nhà cùng nhau đi xem. Được thưởng thức những điệu múa, những tích tuồng truyền thống, làm lòng người xem khoan khoái hẳn ra, lâu lắm rồi chúng tôi mới có được niềm vui như hôm nay”, ông Hữu Hưng, Ấp 7, xã tân Lộc, huyện Thới Bình, hào hứng nói.
Đoàn Ánh Bình Minh về vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ở Cà Mau để phục vụ văn nghệ
Được sự phân công của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, đoàn nghệ thuật dân tộc Ánh Bình Minh về phục vụ đồng bào dân tộc Khmer vùng sâu vùng xa của tỉnh Cà Mau. Đây là đoàn nghệ thuật có uy tín, ảnh hưởng tích cực đến đời sống văn hóa tinh thần của người đồng bào dân tộc Khmer trong khu vực. Vì thế, khi hay tin sự có mặt của đoàn đến địa bàn, người dân ai ai cũng cảm thấy háo hức. Chứng kiến cảnh đồng bào dân tộc thưởng thức văn nghệ trong tiếng cười nói xôn xao, náo nức, mới thấu hiểu được sức mạnh của đời sống tinh thần trong đồng bào dân tộc như thế nào.
Bà Kim Thị Sang, 58 tuổi, vô cùng phấn khởi: Xóm tôi có nhiều người mê ca hát lắm, nhất là những điệu múa, bài bản truyền thống của dân tộc mình. Chúng tôi thường sinh hoạt múa hát trong những dịp đám tiệc, lễ, tết truyền thống, nhưng chỉ là cây nhà lá vườn, chứ chưa có dịp thưởng thức những bài bản chuyên nghiệp như diễn viên Đoàn Ánh Bình Minh...
Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Kim Thịnh (Trưởng đoàn ABM) cho biết: qua gần mười đêm biểu diễn ở Cà Mau, đoàn đã thu hút hàng chục ngàn khán giả không chỉ riêng đồng bào Khmer mà bà con người Kinh cũng nhiệt tình tham gia, đó là niềm động viên cổ vũ rất lớn cho anh chị em diễn viên của đoàn. Có thể nói, được thưởng thức nghệ thuật là nhu cầu thiết yếu, là nguyện vọng thiết tha của bà con đồng bào dân tộc, và được phục vụ đồng bào đó cũng là mong mỏi của những người tâm huyết với văn hóa, nghệ thuật dân tộc Khmer chúng tôi.
Hát Dù Kê của đoàn Ánh Bình Minh
Trong quá trình phát triển, người Khmer vẫn giữ được bản sắc văn hóa độc đáo riêng, làm phong phú thêm nền văn hóa đa dạng của đất nước. Nét đặc sắc của văn hóa dân tộc Khmer được thể hiện qua phong tục tập quán, tín ngưỡng, văn hóa, văn nghệ, cách ăn mặc... Vì thế, đoàn nghệ thuật dân tộc Ánh Bình Minh ngoài việc đem lại niềm vui, sự hứng khởi cho đồng bào Khmer vùng sâu vùng xa tỉnh Cà Mau, đây còn là dịp để giao lưu văn hóa, thể hiện tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em sinh sống trên cùng lãnh thổ. Không những thế, họ còn có bộ óc thẩm mỹ và năng lực sáng tạo nghệ thuật rất độc đáo qua các công trình kiến trúc, điêu khắc và hội họa...
Trong những năm qua, được sự quan tâm, nỗ lực của các ngành, các cấp, đoàn thể trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc Khmer, đời sống đồng bào dân tộc trong tỉnh không ngừng được nâng lên, cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Và sự hiện diện của đoàn nghệ thuật Ánh Bình Minh lần này đã góp phần không nhỏ trong việc vun bồi những giá trị tinh thần cao đẹp, khơi dậy những tập quán sinh hoạt lành mạnh, tốt đẹp trong đồng bào dân tộc tỉnh nhà.
THẠCH XUYÊN
Đồng bào Khmer tưng bừng đón mừng Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay
Đảng và Nhà nước luôn chăm lo đời sống vật chất và tinh thầnh của đồng bào dân tộc Khmer - Ảnh (Báo Ảnh VN) Lãnh đạo tỉnh Cà Mau, TP.Cà Mau thăm và tặng quà các chùa trong tỉnh |
Tại 139 chùa Khmer trong vùng, không khí chuẩn bị cho ngày Tết đang tất bật. Lãnh đạo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, các tỉnh, thành có đông đồng bào dân tộc như Trà Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang…đã tổ chức nhiều đoàn đến thăm sư sãi, cán bộ người dân tộc Khmer.
Thời gian qua Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt với vùng có đông người Khmer sinh sống. Với tinh thần đoàn kết 4 dân tộc anh em Kinh, Khmer, Hoa, Chăm với trên 17 triệu dân trong vùng, kinh tế, văn hóa, dân trí đã có nhiều khởi sắc.
Tại Cần Thơ, trong thời gian qua bằng nhiều nguồn vốn của Trung ương và địa phương, thành phố đã tập trung đầu tư, hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc Khmer đặc biệt khó khăn bằng Chương trình 134, 135 của Chính phủ, chương trình hỗ trợ không hoàn lại và các dự án lồng ghép khác, từng bước tạo chuyển biến khá toàn diện về kinh tế xã hội, nhất là các tuyến đường giao thông liên xã, ấp, đê bao thủy lợi khép kín, đời sống bà con được nâng lên rõ rệt.
Chương trình 134 về hỗ trợ nhà ở, nước sạch sinh họat cho vùng đã đầu tư trên 12,9 tỷ đồng. Trong các năm qua đã hỗ trợ nhà ở được 2.441 căn, 2.528 hộ được giúp về nước sạch sinh hoạt, nâng số lượng hộ dân Khmer sử dụng nước sạch lên trên 3.577 hộ, chiếm 78% số hộ, trong đó có 915 hộ được sử dụng nước sạch của trạm cấp nước tập trung, có 3.760 hộ sử dụng điện lưới, chiếm tỷ lệ 82%.
Tỉnh An Giang đã hết lòng chăm lo cuộc sống, sản xuất của đồng bào dân tộc vùng Bảy Núi, chủ động tập trung đầu tư các công trình cấp thiết trước mắt như hệ thống thủy lợi vùng cao, chuyển đổi tăng vụ trên 10.000 ha trồng lúa từ 1 vụ lên 3 vụ lúa + màu luân canh/năm.
Mừng Tết Chol Chnam Thmay cổ truyền của đồng bào Khmer, tỉnh An Giang đang chuẩn bị tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch dân tộc Khmer tỉnh An Giang lần thứ VII/2009 tại huyện Tri Tôn từ ngày 10/4 đến 13/4, đậm đà bản sắc dân tộc Khmer, thể hiện tính sáng tạo, phong phú, độc đáo của nghệ nhân, diễn viên, vận động viên và quần chúng người dân tộc, phát huy và giới thiệu những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Khmer tỉnh An Giang trong việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.
Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay năm nay (diễn ra trong 3 ngày 14,15 và 16/4/2009) hơn 300.000 đồng bào Khơ me ở tỉnh Trà Vinh có thêm nhiều niềm vui mới, bởi đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao. Niềm vui nhân lên gấp bội khi 3.333 hộ bà con Khmer được nhà nước hỗ trợ nhà ở, mỗi căn nhà trị giá 7,8 triệu đồng.
Sau Sóc Trăng, Trà Vinh là tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống.
Kể từ khi tái lập tỉnh (tháng 5/1992) đến nay, tỉnh Trà Vinh có nhiều nỗ lực đưa chính sách dân tộc của Đảng vào cuộc sống. Đặc biệt là kể từ khi có chính sách ưu đãi đầu tư, trợ giá trợ cước các mặt hàng thiết yếu từ Chương trình 135, 134... hơn 500 công trình cơ sở hạ tầng, phúc lợi (điện, đường, trường, trạm…) được đầu tư xây dựng, góp phần nâng cao năng lực sản xuất, làm đổi thay bộ mặt nông thôn ở vùng có đông đồng bào dân tộc sinh sống.
Nhân dịp Tết Chol Chnam Thmay năm 2009, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã gửi lời thăm hỏi, chúc mừng đồng bào, sư sãi, cán bộ, chiến sĩ, các cháu thiến niên, nhi đồng dân tộc Khmer.
Nhiều chính sách đặc thù cho đồng bào dân tộc Khmer được các cấp, các ngành thực hiện tích cực và có hiệu quả. Đồng bào và sư sãi dân tộc Khmer đã phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, hăng hái lao động sản xuất và học tập, tạo được chuyển biến khá toàn diện trên tất cả các mặt, bộ mặt nông thôn vùng đồng bào Khmer sinh sống không ngừng được đổi mới. Phó Thủ tướng biểu dương những nỗ lực và đóng góp quý báu đó.
Phó Thủ tướng bày tỏ tin tưởng, đồng bào, sư sãi, cán bộ, chiến sĩ dân tộc Khmer tiếp tục phát huy những thành tích đạt được, ra sức khắc phục khó khăn, tích cực lao động sản xuất, học tập, đoàn kết xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
(Theo www.chinhphu.vn)
Ngày hội văn hóa - thể thao và du lịch dân tộc Khmer lần thứ VII tại An Giang
Tối 11/4, tại huyện miền núi Tri Tôn, tỉnh An Giang đã diễn ra Ngày hội văn hóa - thể thao và du lịch dân tộc Khmer lần thứ VII, đúng vào dịp Tết cổ truyền Chol- Chnăm-Thmây của đồng bào dân tộc Khmer. Đây là một trong những sự kiện văn hóa của tỉnh An Giang được 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên luân phiên tổ chức hàng năm nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc. Ông Hồ Văn Dũng, Phó ban tổ chức Ngày hội văn hóa - thể thao và du lịch dân tộc Khmer lần thứ VII cho biết: Ngày hội là dịp để gặp gỡ, giao lưu giữa người dân Khmer các địa phương trong tỉnh nhằm tổ chức các họat động văn hóa – văn nghệ, thể thao theo định hướng xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc. Ngày hội văn hóa - thể thao và du lịch dân tộc Khmer tỉnh An Giang lần thứ VII diễn ra tại huyện miền núi Tri Tôn cũng là lúc người dân nơi đây vừa thu họach xong vụ lúa đông xuân trúng mùa, trúng giá. Do vậy, những ngày qua, bà con Khmer đã đón Tết cổ truyền trong không khí của lễ hội, của những điệu múa, lời ca mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Ngày hội thu hút đông đảo nghệ nhân, diễn viên và vận động viên các huyện có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống tham gia như Tri Tôn, Tịnh Biên, Thoại Sơn với nhiều chương trình văn hóa văn nghệ mang đậm nét đặc trưng của đồng bào. Trước khi khai mạc Ngày hội, một loạt các hoạt động văn hóa, thể thao đã diễn ra sôi nổi ở vùng Bảy Núi của tỉnh An Giang. Trong đó, các môn bóng đá, bóng chuyền đã bắt đầu trước đó với các vận động viên là những nông dân Khmer thi đấu trong sự cổ vũ nhiệt tình của hàng nghìn người dân trong vùng. Bên cạnh đó, dịp Tết năm nay, UBND huyện Tri Tôn và Ban Dân tộc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh còn phối hợp tổ chức triển lãm hình ảnh sinh hoạt, đời sống cộng đồng dân tộc Khmer tỉnh An Giang; đồng thời hàng đêm tổ chức các buổi múa cộng đồng, liên hoan văn nghệ, ẩm thực và nhiều trò chơi dân gian sôi động đã tạo nên một không khí nhộn nhịp nơi miền biên giới. Có thể nói, qua 7 lần tổ chức, Ngày hội văn hóa - thể thao và du lịch dân tộc Khmer tỉnh An Giang đã thực sự trở thành một sự kiện văn hóa độc đáo nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer. Qua đó, tạo điều kiện vui chơi giải trí, giúp đồng bào khmer các địa phương trong tỉnh có dịp giao lưu gặp gỡ nhân dịp tết cổ truyền Chol- Chnăm-Thmây. Đây còn là sự kiện văn hóa đặc trưng của tỉnh An Giang thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều du khách trong và ngoài nước. Chính vì thế, thông qua dịp tổ chức Ngày hội, chính quyền địa phương các địa phương có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống của tỉnh An Giang muốn giới thiệu đến du khách gần xa những đặc trưng văn hóa độc đáo tại địa phương mình, làm tiền đề để huyện từng bước phát triển tiềm năng du lịch./. |
Văn hóa ẩm thực của người Khmer Sóc Trăng
Ngày nay, có trên 90% số dân Khmer chuyên sống bằng nông nghiệp, chủ yếu là sản xuất lúa gạo và các loại hoa màu. Các loại nông sản này vừa là nguồn cung cấp lương thực vừa là nguồn thức ăn cho việc chăn nuôi của họ. Từ gạo nếp, họ đã biết chế biến các loại cơm và xay thành bột để làm các loại bánh.
Trước đây, cơm được dọn trên chõng tre, đặt ở nhà bếp. Đàn ông lớn tuổi ngồi xếp bằng, nhỏ tuổi ngồi ở tư thế hai chân xếp thành một góc vuông (đều co lại, một chân sát đệm, một chân dựng lên), phụ nữ thì ngồi xếp "chè he" (hai chân co lại và xếp về một bên cho kín đáo). Ăn, người Khơ-me cũng dùng đũa như người Việt, người Hoa, nhưng người nào ăn xong, thì hai tay cầm đôi đũa lên ngang trán, xá ba xá biểu thị lòng biết ơn người làm ra vật thực.
Ngoài việc chế biến thức ăn tươi, họ còn luộc chín, phơi khô hoặc làm mắm để dự trữ lâu ngày. Đặc biệt, với người Khmer, mắm vừa là thức ăn vừa là gia vị chính trong chế biến món ăn. Việc làm mắm cũng có nhiều loại, mỗi loại đều có kỹ thuật rất công phu. Ví dụ: Làm mắm "prôchôc", một loại mắm được người Khmer ưa dùng và được dùng gần như hằng bữa.
Cách làm loại mắm này là cá lóc tươi. Sau khi đánh vẩy, mổ bụng lấy ruột ra, rửa sạch nhớt, nhưng phải đem ngâm nước lạnh một đêm cho cá sình lên, biến chất không có máu, rồi rớt ra, đem phơi nắng cho ráo nước; lúc bấy giờ mới ướp muối, trộn với cơm nguội, cho vào hũ, khạp, đổ nước muối nấu để nguội cho ngập cá rồi dằn mo cau lên trên và lấy thanh tre xiềng thật chặt đừng cho cá nổi lên và đem phơi nắng khoảng nửa tháng. Sau 6 tháng thì dùng được, nhưng để càng lâu càng ngon. Trước khi đem ra dùng, người ta mang thính trộn vào. Mắm màu tái, mùi khẳng, vị mặn gấp... tất cả đều cảm giác mạnh kích thích. Mắm prôhôc để lâu (một năm trở lên) ăn sống, kèm với khế, chuối chát, rau sống; hoặc bầm với xả ớt, ăn với cơm nguội; rất ngon. Loại mắm này, nếu được làm bằng cá trê vàng, gọi là "Prôchôc ôp", trở thành món ăn nổi tiếng Sóc Trăng. Người Khmer còn chế biến một loại mắm chua gọi "prôot", làm bằng tép mồng, một loại tép rất dễ kiếm ở đồng ruộng, khi trộn với đu đủ, riềng hoặc gừng non sau vài ngày thì ăn được. Cá lốc, cá trê nướng mà chấm với mắm này thì "ăn ngon hết chổ chê".
Ngoài việc sử dụng gia vị như hành, ớt, tiêu, tỏi, người Khmer hay dùng mắm prôhôc làm gia vị chính để nêm nếm, đặc biệt là các món ăn "samlo" (canh), nước lèo. Bây giờ, bún nước lèo Sóc Trăng đã lan rộng trong và ngoài tỉnh, đã xuất hiện trong giai thoại làng văn nghệ, đã trở thành sự nhắc nhở thân tình và bạn bè gần xa; "nhứ ghé Sóc Trăng ăn bún nước lèo và mang về quà mắm ốp Phú Tâm (huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng).
Bên cạnh làng nghề trồng lúa, người Khmer huyện Vĩnh Châu rất nổi tiếng về trồng củ cải và làm cải muối mà họ thường gọi là "chhay pâu", được người trong và ngoài tỉnh đến đặt hàng.
Với loại thực phẩm trên, bữa cơm hằng ngày của người Khmer là cơm, canh, rau, nhưng vào mùa vụ đông ken, bữa ăn của họ rất sơ sài: chỉ một tô prôhôc chưng dưa leo, hoặc cọng bông súng hay bông lục bình... hoặc một đĩa prôhôc bầm xả ớt, gói ăn theo. Nhưng ở buổi tiệc tùng, đám phước, đám giỗ, tết cổ truyền, họ tổ chức ăn uống đãi khách, giống như người Việt, người Hoa, những món ăn hằng ngày, họ không bao giờ đem ra đãi khách, vì họ cho là thiếu tôn trọng. Thức ăn chế biến trong dịp này là thịt gia súc, gia cầm tự sản xuất hoặc mua, với nhiều món ăn khá phong phú, như: cù lao, càri, thịt kho nước dừa, bún nước lèo...
Từ gạo nếp, người Khmer còn chế biến nhiều loại bánh mặn, bánh ngọt, như bánh tét, bánh ít, bánh tổ chim... đặc biệt là loại bánh mang tính đặc thù của văn hóa dân tộc, như bánh gừng, cốm dẹp. Bánh gừng là loại bánh được chế biến từ bột nếp với hột gà, có hình dáng giống như củ gừng, nên người ta gọi đó là bánh gừng (num khnhây). Sau khi được chiên với mỡ đã chín, họ còn rắc lên bánh một lớp đường cát trắng lấp lánh, trông rất đẹp. Bánh này là lễ vật không thể thiếu trong các lễ cưới truyền thống Khmer, biểu trưng cho hạnh phúc của lứa đôi. Người ta cũng có thể làm bánh này loại nhỏ dùng làm quà cáp hoặc đãi khách.
Cốm đẹp được làm từ nếp rang, đâm dẹp, nhưng phải là nếp mới nghĩa là nếp mới chín đỏ đuôi, mới cắt từ cánh đồng mang về. Dụng cụ chính là một nồi đất to, miệng rộng, một chiếc cối bồng. Cối này có dáng thon đứng, được khoét lồng từ một khúc gỗ, chiều cao khoảng 1m và đâm bằng chày đứng. Khi nếp được rang chín đều, có tiếng nổ lách tách, tức là ruột nếp đã chín, nổ pháp tung vỏ ra, người ta bưng nguyên mẻ đổ vào cối để giã, thường là giã đôi: một người, một tay cầm chảy, một tay cầm cây gạt, trộn cho nếp nổi lên đều. Do nếp còn tươi nên thoạt đầu bị giã, hạt nếp bẹp ra dính từng đề. Và cứ như thế, người ta giã cho đến khi hạt nếp khô lên, rời rã; họ sẽ đổ ra nia. dùng sàng sẩy bỏ trấu trắng đục, điểm lác đác những hạt màu xanh. Cơm đẹp trộn với đường, dừa ăn thơm ngon, hoặc ăn với chuối chín muồi. Nó là lễ vật không thể thiếu trong lễ hội Oc-om-bôc, cúng Trăng. Ngày nay, vào dịp lễ hội Oc-om-bôc, khách mới về Sóc Trăng dự Hội đua ghe ngo, được Ban tổ chức tặng một gói quà lưu niệm có ý nghĩa: đó là cơm dẹp (Om-bôc), trộn sẵn với đường, dừa.
Thức uống của người Khmer Sóc Trăng phổ biến là nước mưa chứa vào lu, tích lại trong mùa mưa, dùng để uống cả năm; hoặc nước trà dùng cho người già và để tiếp khách trong các lễ lộc, tiệc tùng, đãi khách, người Khmer thường dùng rượu trắng hoặc rượu ngâm thuốc, được nấu từ gạo; nhưng rượu không được dùng trong chùa, vì đây là điều giới cấm.
Người Khmer vốn có trí thông minh rất nhạy cảm trong việc tiếp thu cái mới, mọi cách làm ăn, mọi hình thái văn hóa của các dân tộc anh em; song, do hạn chế về trình độ, họ tiếp thu một cách không ồ ạt không chọn lọc, nên dễ chịu ảnh hưởng nền văn hóa của các dân tộc anh em: một số thanh niên hiện nay quên cả tiếng nói và thuần phong mỹ tục của dân tộc mình, thậm chí đàn bà con gái không còn mặc áo "bom-pong" hay "xa-rong", một loại áo truyền thống dân tộc. Nếu phải mặc như vậy, họ cảm thấy xấu hổ. Cũng tương tự như thế, trong ăn uống, họ cũng cảm thấy xấu hổ mỗi khi người anh em dân tộc khác nói: "Anh ăn prôhốc", vị họ nghĩ rằng, người ấy nói họ ăn đồ "dơ dáy bẩn thỉu". Thật là có lý khi ai đó cho rằng: "hình dáng, hương vị của những món ăn dân tộc, gợi cho ta nhớ về cội nguồn, về quê hương xứ sở".
Lối sống biến đổi theo lịch sử và hệ thống dinh dưỡng của các dân tộc khác nhau được quy định, không chỉ bởi các điều kiện địa lý, truyền thống của dân tộc mà về mặt xã hội. Còn bởi mức độ phát triển sản xuất. Với tinh thần nghị quyết Trung ương khóa 5 về "xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà văn hóa ẩm thực của người Khmer Sóc Trăng có nhiều điều kiện được bảo tồn và phát triển.