Đến dự hội nghị có Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn - Uỷ viên TW Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an; Trung tướng Lê Quý Vương - Tổng cục trưởng Tổng cục XDLL; đại diện Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ cùng lãnh đạo Công an 18 tỉnh, thành có đồng bào Khmer sinh sống…
Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn cùng các đại biểu.
Dân tộc Khmer Nam Bộ có khoảng 1,3 triệu người. Theo báo cáo, 6 tháng đầu năm 2009, các địa phương có đồng bào dân tộc Khmer sinh sống đã huy động lực lượng, áp dụng đồng bộ các biện pháp phòng ngừa xã hội, phòng ngừa nghiệp vụ, đấu tranh trấn áp các loại tội phạm, nhiều địa phương tình hình tội phạm, TTATXH được giảm so với cùng kỳ 2008.
Với nhiều hoạt động đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, từ đó đã phát triển và nhân rộng nhiều mô hình thiết thực và hiệu quả như: Mô hình "Biên giới bình yên, nội biên vững mạnh" ở Long An; mô hình "Xã, phường vững mạnh về quốc phòng an ninh" ở Sóc Trăng; mô hình "3 quản, 3 chống, 3 xây" của Hội Cựu chiến binh An Giang; mô hình "Ấp, khóm, gia đình an toàn về ANTT" ở Trà Vinh… Đặc biệt, mô hình "Tiếng kẻng ANTT" của Long An đã được Tổng cục XDLL - CAND chỉ đạo sơ kết, nhân rộng ra 21 tỉnh, thành phố Nam Bộ.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn đánh giá cao công tác giữ gìn ANTT nói chung, trong khu vực đồng bào Khmer nói riêng của Công an 18 tỉnh, thành phía Nam trong thời gian vừa qua. Đồng thời, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Toàn cũng chỉ đạo lực lượng Công an các tỉnh, thành có đồng bào Khmer sinh sống một số công tác trọng tâm trong thời gian tới. Nhất là, nghiên cứu cải tiến các nội dung, hình thức phát triển phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Lồng ghép sáng tạo các nội dung đó với phong trào phát triển sản xuất, chăm lo y tế, giáo dục và các phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư".
Có các hình thức thi đua, động viên thiết thực để nhân dân phát huy vai trò làm chủ, tự giác tích cực tham gia giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện, mâu thuẫn phức tạp trong nội bộ nhân dân. Tham gia phát hiện đấu tranh, phòng chống các loại tội phạm và giáo dục giúp đỡ những người lầm lỡ trở về với con đường làm ăn lương thiện…
(Theo CAND )
Thứ Ba, 29 tháng 12, 2009
Chùa Dơi - giữ hồn kiến trúc Khmer Nam Bộ
Hơn 2 năm sau vụ hoả hoạn xảy ra rạng sáng ngày 15/8/2007, chùa Dơi (Wathsêrâytecho Mahatup hay còn gọi là chùa Mã Tộc) ở thị xã Sóc Trăng,tỉnh Sóc Trăng đã hoàn thành trùng tu xây dựng.
Tổng kinh phí trùng tu xây dựng lại khoảng 4 tỷ đồng. Trong đó, riêng phần chính điện là 2,7 tỷ đồng. Ngôi Dơi đã có trên 400 năm tuổi, được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1999 và là ngôi chùa thờ duy nhất Phật Thích Ca của cộng đồng dân tộc Khmer Nam Bộ tại tỉnh Sóc Trăng. Chùa có tên là chùa Dơi vì ngôi chùa này từ lâu đã là nơi trú ẩn của khoảng 1 triệu con dơi, phần lớn có sải cánh 1-1,2 m, những con lớn nhất có sải cánh lên tới 1,5 m.
Chùa gồm 3 công trình kiến trúc chính là chính điện, Sala và nhà thờ cố lục cả Thạch Chia, người có công trong việc trùng tu lại ngôi chùa. Ngày 15/8/2007, gian chính điện của chùa (rộng khoảng 200 m²) đã phát hoả. Ngọn lửa đã thiêu rụi toàn bộ mái trên của chính điện, cửa gỗ, cột, kèo, hàng chục tượng Phật và nội thất bên trong. Theo ông Võ Thanh Tòng, Phòng nghiệp vụ Du lịch, Sở VH, TT&DL tỉnh Sóc Trăng cho biết, chùa được xây dựng, trùng tu lại gần giống hệt như lúc trước. Tất cả đều theo lối kiến trúc truyền thống Khmer ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
Ờ đồng bằng sông Cửu Long có chừng 600 ngôi chùa của đồng bào dân tộc Khmer, thì chùa Dơi nổi lên như một quần thể kiến trúc đẹp vào bậc nhất. Ngay từ cổng vào cho đến kiến trúc mái chùa đã cho thấy nét tinh xảo đặc trưng. Mái chùa gồm hai tầng lớp ngói mầu. Phía đầu hồi, bốn đầu mái được chạm trổ tinh xảo hình rắn Naga cong vút. Trên đỉnh chùa có một ngọn tháp nhọn. Hàng cột đỡ bao quanh chùa, mỗi cột có một tượng tiên nữ Kemnar đôi tay chắp trước ngực như đang cất lời đón chào khách thăm viếng. Trong chính điện (sanctury) có một pho tượng Phật Thích Ca cao khoảng mét rưỡi.
Bên ngoài chính điện được trang trí bằng các hoa văn, phù điêu mang đặc trưng của kiến trúc Khmer Nam Bộ. Bên trong, là câu chuyện về sự tích Đức Phật Thích Ca qua 28 bức tranh được vẽ trên tường. Những bức tranh miêu tả cuộc đời Đức Phật, từ lúc ra đời tới khi được khai minh rồi nhập Niết bàn. Bên cạnh đó còn có một pho tượng sinh động miêu tả Đức Phật cưỡi trên rắn thần Muchalinda. Các bức tranh được sắp xếp lại theo một trật tự logic hơn để người xem dễ hiểu.
Trong khu vườn rộng còn có nhiều bảo tháp (stupa) chứa di hài các nhà sư quá cố, có lò hoả táng, nhà ở của các sư và nhà hội Sa La như kiểu nhà rông hay hội trường...
Ngoài không gian để thờ cúng, chùa Dơi còn có khoảng không gian rất rộng cho nhiều loại cây cối khác nhau. Chính nét thanh tịnh và độc đáo của chùa mà mỗi ngày đều có rất nhiều du khách viếng thăm nơi đây. Dưới vườn chùa rợp bóng mát, hàng đàn dơi treo mình ngủ trên cây trong không gian bình yên, trong môi trường trong lành ở chùa Mahatup.
Tổng kinh phí trùng tu xây dựng lại khoảng 4 tỷ đồng. Trong đó, riêng phần chính điện là 2,7 tỷ đồng. Ngôi Dơi đã có trên 400 năm tuổi, được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1999 và là ngôi chùa thờ duy nhất Phật Thích Ca của cộng đồng dân tộc Khmer Nam Bộ tại tỉnh Sóc Trăng. Chùa có tên là chùa Dơi vì ngôi chùa này từ lâu đã là nơi trú ẩn của khoảng 1 triệu con dơi, phần lớn có sải cánh 1-1,2 m, những con lớn nhất có sải cánh lên tới 1,5 m.
Chùa gồm 3 công trình kiến trúc chính là chính điện, Sala và nhà thờ cố lục cả Thạch Chia, người có công trong việc trùng tu lại ngôi chùa. Ngày 15/8/2007, gian chính điện của chùa (rộng khoảng 200 m²) đã phát hoả. Ngọn lửa đã thiêu rụi toàn bộ mái trên của chính điện, cửa gỗ, cột, kèo, hàng chục tượng Phật và nội thất bên trong. Theo ông Võ Thanh Tòng, Phòng nghiệp vụ Du lịch, Sở VH, TT&DL tỉnh Sóc Trăng cho biết, chùa được xây dựng, trùng tu lại gần giống hệt như lúc trước. Tất cả đều theo lối kiến trúc truyền thống Khmer ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
Ờ đồng bằng sông Cửu Long có chừng 600 ngôi chùa của đồng bào dân tộc Khmer, thì chùa Dơi nổi lên như một quần thể kiến trúc đẹp vào bậc nhất. Ngay từ cổng vào cho đến kiến trúc mái chùa đã cho thấy nét tinh xảo đặc trưng. Mái chùa gồm hai tầng lớp ngói mầu. Phía đầu hồi, bốn đầu mái được chạm trổ tinh xảo hình rắn Naga cong vút. Trên đỉnh chùa có một ngọn tháp nhọn. Hàng cột đỡ bao quanh chùa, mỗi cột có một tượng tiên nữ Kemnar đôi tay chắp trước ngực như đang cất lời đón chào khách thăm viếng. Trong chính điện (sanctury) có một pho tượng Phật Thích Ca cao khoảng mét rưỡi.
Bên ngoài chính điện được trang trí bằng các hoa văn, phù điêu mang đặc trưng của kiến trúc Khmer Nam Bộ. Bên trong, là câu chuyện về sự tích Đức Phật Thích Ca qua 28 bức tranh được vẽ trên tường. Những bức tranh miêu tả cuộc đời Đức Phật, từ lúc ra đời tới khi được khai minh rồi nhập Niết bàn. Bên cạnh đó còn có một pho tượng sinh động miêu tả Đức Phật cưỡi trên rắn thần Muchalinda. Các bức tranh được sắp xếp lại theo một trật tự logic hơn để người xem dễ hiểu.
Trong khu vườn rộng còn có nhiều bảo tháp (stupa) chứa di hài các nhà sư quá cố, có lò hoả táng, nhà ở của các sư và nhà hội Sa La như kiểu nhà rông hay hội trường...
Ngoài không gian để thờ cúng, chùa Dơi còn có khoảng không gian rất rộng cho nhiều loại cây cối khác nhau. Chính nét thanh tịnh và độc đáo của chùa mà mỗi ngày đều có rất nhiều du khách viếng thăm nơi đây. Dưới vườn chùa rợp bóng mát, hàng đàn dơi treo mình ngủ trên cây trong không gian bình yên, trong môi trường trong lành ở chùa Mahatup.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)